Giới thiệu về trường
Trường THCS Đông Xuân thuộc xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội được thành lập năm học 1977-1978 đặt tại thôn Đồng Bèn - xã Đông Xuân - Huyện Lương Sơn - Tỉnh Hoà Bình. Tại thời điểm đó trường có 3 lớp cấp 2 ( 1 lớp 5, 1 lớp 6, 1 lớp 7) với 70 học sinh. Cùng với 8 lớp cấp 1 và có tên gọi là trường phổ thông cấp I, II Đông Xuân (sau đổi là trường phổ thông cơ sở Đông Xuân) do thầy Nguyễn Quang Bích làm Hiệu trưởng. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn ngoài 1 số phòng học bằng tranh tre đã cũ, trường được xây mới một dãy nhà cấp 4 bằng đá ong với 6 phòng học. Năm học 1997-1998 nhà trường được tách riêng thành trường THCS Đông Xuân với 8 lớp học (1 lớp 9, 1 lớp 8, 3 lớp 7, 3 lớp 6) với tổng số 269 học sinh do thầy Nguyễn Văn Hưng làm Hiệu trưởng và vẫn học chung với trường Tiểu học. Năm học 2002-2003 trường được chuyển ra địa điểm thuộc thôn Lập Thành – Xã Đông Xuân – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hoà Bình với 10 lớp học và 358 học sinh, với 25 Cán bộ giáo viên nhân viên. Từ ngày 1/8/2008 theo tinh thần nghị quyết 15 – Quốc hội khoá XII, xã Đông Xuân được sáp nhập về huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội và huyện Quốc Oai, nhà trường được đầu tư rất lớn để xây dựng cơ bản. Năm 2010 khởi công xây dựng khu trường mới hiện nay. Qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang, sạch đẹp được xây dựng theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với tổng diện tích 8116,1 m2, với một nhà tập đa năng, ba dãy nhà 2 tầng tầng kiên cố, sân trường rộng rãi, thoáng đãng nhiều cây xanh bóng mát, có cổng trường, biển trường, tường bao xung quanh.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) nhà trường hiện nay gồm 31 đồng chí, trong đó trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn có 28/31 CB, GV, NV đạt 90.3%. Nhà trường có Chi bộ Đảng với 13 đảng viên. CB, GV, NV nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) các cấp, 05 năm gần đây nhà trường có 13 lượt GV đạt giải cuộc thi GVDG cấp huyện. Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) hằng năm cũng đạt được những thành tích đáng tự hào, có 14 SKKN cấp huyện
Nhà trường có tổng số học sinh (HS) toàn trường là 306 em được biên chế thành 10 lớp. Chất lượng giáo dục trong nhà trường có rất nhiều thay đổi từ năm học 2021-2022 và luôn giữ vững. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng lên, 05 năm gần đây đã có 01 HS đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, 14 HS đạt HSG cấp huyện các môn văn hóa. Đối với HS năng khiếu TDTT, có 1 huy chương trong đó 01 huy chương Bạc và 01 em đạt giải ba thi giải chạy việt dã báo Hà Nội mới năm 2023 Năm học 2023-2024 có 01 sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện Tỷ lệ thi đỗ vào lớp 10 trung học phổ thông công lập những năm gần đây đạt từ 58% đến 65%.
Các tổ chức Đảng, Đoàn thể, các hoạt động phong trào trong nhà trường phát triển mạnh. Chi bộ nhà trường nhiều năm liên tục được công nhận Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2023 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công đoàn nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Liên đội liên tục được công nhận Liên đội mạnh cấp huyện. Năm học 2022-2023 nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.Năm học 2023-2024 đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
Cán bộ quản lý nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội cha mẹ học sinh các tổ chức đoàn thể địa phương tham gia vào công tác giáo dục. 2. Giới thiệu các tiêu chí dưới đây (nếu có):
a. Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi sáng tạo giữa các lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên,..) để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh.
- Phối hợp với phụ huynh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và phát huy mọi nguồn lực để xây dựng môi trường sư phạm thêm xanh - sạch - đẹp, thân thiện và an toàn.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, phổ biến đến toàn thể CB,GV,NV; phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các chuyên đề kĩ năng mềm như quy tắc ứng xử, đạo
đức nhà giáo để duy trì môi trường học và làm việc ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong nhà trường đều được yêu thương, được tôn trọng, được thấu hiểu, được trở nên có giá trị và được bảo đảm an toàn.
- Thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỷ luật tích cực. Chú trọng và phát huy vai trò của công tác tư vấn học đường. - Tạo cơ hội để mỗi cá nhân học sinh và thầy cô giáo đều được phát triển tối đa sở trường, năng lực của mình.
- Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân phối hợp cùng nhau thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công bằng, minh bạch, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
b. Trường học không gian học tập và vui chơi xanh
- Giữ nội quy nghiêm, thực hành kỷ luật tích cực. Trật tự, nề nếp, xếp hàng thẳng tắp. Không tệ nạn. Bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Sân trường rộng rãi, thoáng đãng nhiều cây xanh bóng mát, có cổng trường, biển trường, tường bao xung quanh.
- Cung cách chào hỏi lễ phép, văn minh, văn hóa. Rèn bản lĩnh sống, thói quen tối, tiết kiệm thời gian. Làm chủ bản thân, cảm xúc tích cực, tư duy tinh tế. - Trọng tâm đức, hiếu nghĩa, trung tín, lòng biết ơn. Giữ đức tự trọng, kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm. Nhiều tình thương, chia sẻ, hoạt động thiện nguyện. c. Trường học có giáo viên thân thiện
- Nhà trường thực hiện các buổi chuyên đề để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm, nhận diện, xử lí các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong lao động nghề nghiệp, về Trường học hạnh phúc.
- Tổ chức tọa đàm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, cha mẹ học sinh về Trường học hạnh phúc.
- Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư phạm với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động như: thực hành lòng biết ơn, nâng cao lòng trắc ẩn, tỉnh thức,… để gia tăng cảm nhận hạnh phúc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
d. Trường học có phương pháp dạy học hấp dẫn
- Tích cực đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học, hình thức kiểm tra và đánh giá học sinh.
- Chủ động xây dựng và hoàn thiện kho học liệu số, đẩy mạnh việc dạy học trực tuyến nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số.
e. Trường học có nhiều hoạt động ngoại khóa
- Các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa và các sự kiện ở trường được tổ chức hiệu quả. Xây dựng các câu lạc bộ như CLB cồng chiêng, CLB thủ lĩnh của sự thay đổi, sân chơi, hoạt động phong trào, nghiên cứu khoa học. f. Trường học quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
- Triển khai các chương trình sức khỏe học đường, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho học sinh
g. Học sinh được sáng tạo
- Các môn học và hoạt động giáo dục được áp dụng các phương pháp tích
cực, phát huy tinh thần làm việc nhóm và hợp tác; học sinh được thể hiện sự sáng tạo và gắn kết với nhau, coi những lỗi sai như một phần của quá trình học; dạy và khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, tư duy phản biện.
h. Khối lượng học tập hợp lý
- Nội dung học tập bổ ích, lôi cuốn, mang tính ứng dụng cao, gắn với thực tiễn.