Giới thiệu về trường
1. Giới thiệu chung:
Trường THCS Ngọc Thụy được thành lập vào năm 1959. Ban đầu, trường được mang tên là trường Phúc Xá với quy mô 2 lớp cấp II và 8 lớp cấp I được đặt ở các điểm trường thuộc đình, chùa Bắc Biên; khu Tham Vàng, Gia Thượng và một số lớp học đặt rải rác tại các thôn trong xã Ngọc Thụy.
Năm 1967, trường Phúc Xá được chuyển địa điểm về thôn Gia Thượng (nay là trường Tiểu học Ngọc Thụy). Đến năm học 1979-1980, trường được tách thành hai: Trường Ngọc Thụy A đặt cơ sở tại thôn Gia Thượng và đình chùa Bắc Biên; trường Ngọc Thụy B đặt cơ sở tại khu Tham Vàng. Đến năm học 1980 - 1981, hai trường lại sáp nhập thành một trường mang tên trường Phổ thông cơ sở Ngọc Thụy. Năm 1983, trường tiếp nhận thêm hai cơ sở mới tại đơn vị Z133 với 4 phòng học và tại thôn Bắc Cầu 1 với 2 phòng học.
Sau hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, từ năm học 1985-1986, nhà trường liên tục được công nhận là Trường tiên tiến cấp Huyện.
Năm học 1994 - 1995, trường PTCS Ngọc Thụy được tách thành trường Tiểu học Ngọc Thụy đặt tại cơ sở cũ, trường THCS Ngọc Thụy chuyển sang cơ sở mới xây dựng và không còn các điểm trường nằm rải rác trên địa bàn xã.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường THCS Ngọc Thụy được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Năm học 2006-2007, trường THCS Ngọc Thụy được công nhận Trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010.
Nhiều năm liên tục, nhà trường đã đạt Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. Năm học 2009-2010, nhà trường vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2006-2007 đến năm học 2008-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm học 2011-2012, nhà trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước.
Năm học 2017-2018, được sự quan tâm sát sao của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND quận Long Biên, trường THCS Ngọc Thụy được xây dựng tại địa điểm mới (Ngách 268/58 đường Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy) với diện tích 10.085m2 gồm 41 phòng học, các phòng làm việc, phòng bộ môn được trang bị thiết bị dạy học hiện đại.
Năm học 2019 - 2020, trường được công nhận: Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và Chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.
Các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết, nỗ lực không ngừng trong công tác thi đua quản lý tốt, dạy tốt, học tốt mang lại nhiều thành tích, niềm vinh dự và tự hào cho nhà trường. Hiện nay nhà trường có trên 70 cán bộ, giáo viên, nhân viên; nhiều thầy giáo, cô giáo đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, cấp Quốc gia, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi.
Các thế hệ học sinh nhà trường luôn được quan tâm giáo dục phát triển toàn diện cả về văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, hội khoẻ Phù Đổng và các sân chơi Quốc gia, Quốc tế. Năm học 2023-2024, nhà trường có 17 học sinh giỏi cấp Quận, 8 học sinh giỏi cấp Thành phố, 97 học sinh đạt học sinh giỏi các sân chơi Quốc gia và Quốc tế.
Trải qua 65 năm trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Ngọc Thụy không ngừng nỗ lực phấn đấu với quyết tâm xây dựng một ngôi trường phát triển vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo, là một địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương và các bậc phụ huynh học sinh.
2. Giới thiệu các tiêu chí dưới đây (nếu có):
a. Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em
Thực hiện Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên nhà trường thường xuyên thực hiện giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho người học gồm:
- Thực hiện giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các môn học và hoạt động giáo dục;
- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường, cộng đồng và trên môi trường mạng;
- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước, chú trọng kỹ năng bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước;
- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông; thực hiện cổng trường văn minh, phụ huynh và học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
- Thường xuyên giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, ứng phó với thảm họa, thiên tai, phòng, chống tai nạn thương tích khác;…
b. Trường học không gian học tập và vui chơi xanh
- Đảm bảo ánh sáng tự nhiên và nhân tạo đủ cho mọi hoạt động học tập và làm việc. Cải thiện hệ thống chiếu sáng để tạo ra môi trường học tập thoải mái và hiệu quả.
- Xây dựng và duy trì các khu vực xanh, cây cỏ trong khuôn viên trường. Tích cực thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh hàng ngày, tuần, tháng, quý. Tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cho học sinh.
c. Trường học có giáo viên thân thiện
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đảm bảo thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử trong trường học. Trong giao tiếp với học sinh, giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
d. Trường học có phương pháp dạy học hấp dẫn
- Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn: Tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
- Cập nhật nhận thức: Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để cập nhật những kiến thức mới nhất, những xu hướng giáo dục hiện đại.
- Phát huy phương pháp dạy học mới: Khuyến khích giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới, sáng tạo vào việc giảng dạy. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra một môi trường học tập mở, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
- Chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau: Tạo ra một môi trường làm việc mở, nơi mà mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Điều này không chỉ giúp mọi người nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình, mà còn tạo ra một tinh thần đồng đội và hợp tác trong tập thể.
e. Trường học có nhiều hoạt động ngoại khoá
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm: Tạo ra các hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tế như thực hành tại hiện trường, tham quan, khám phá để học sinh có cơ hội học hỏi thông qua việc trải nghiệm thực tế.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích như các câu lạc bộ học thuật, thể thao, nghệ thuật, v.v. để học sinh có thể phát triển toàn diện.
- Tạo ra các sân chơi an toàn và bổ ích: Tạo ra các sân chơi an toàn và bổ ích cho học sinh để họ có thể thể hiện và phát triển năng lực của mình.
- Tổ chức các sự kiện trong và ngoài nhà trường: Tổ chức các sự kiện như ngày hội trường, lễ hội văn hóa, v.v. để tạo ra cơ hội cho học sinh tham gia và trải nghiệm.
f. Trường học quan tâm sức khoẻ và dinh dưỡng
- Tổ chức các hoạt động thể chất: Tổ chức các hoạt động thể chất như thể dục buổi sáng, các môn thể thao trong giờ học thể dục, và các câu lạc bộ thể thao sau giờ học. Điều này giúp nâng cao sức khoẻ thể chất của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao sức khoẻ tinh thần: Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các buổi tư vấn tâm lý để giúp học sinh giải tỏa stress, quản lý cảm xúc, và phát triển kỹ năng xử lý vấn đề.
- Triển khai chương trình giáo dục giới tính: Triển khai chương trình giáo dục giới tính để giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự phát triển của cơ thể, quyền riêng tư, và tôn trọng người khác. Điều này cũng giúp học sinh phòng tránh được các rủi ro liên quan đến sức khoẻ sinh sản và quan hệ giới tính.
- Tổ chức các hoạt động xã hội: Tổ chức các hoạt động xã hội như các dự án cộng đồng, các chương trình tình nguyện, và các sự kiện từ thiện để giúp học sinh phát triển lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, và kỹ năng làm việc nhóm.
g. Học sinh được sáng tạo
- Tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào các dự án, tranh luận và đưa ra ý kiến.
h. Khối lượng học tập hợp lý
- Điều chỉnh khối lượng học tập phù hợp, tránh tình trạng quá tải.
- Đảm bảo học sinh có đủ thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí và rèn luyện kỹ năng để phát triển toàn diện.
Trường THCS Ngọc Thụy đăng ký tham gia bình chọn sự kiện “Trường học hạnh phúc” 2024 trên Tạp chí Trẻ em Việt Nam.