Trường THCS Thuỵ Hương

Trường THCS Thuỵ Hương

Mã số TH24861
Địa chỉ Thụy Hương – Chương Mỹ- Hà Nội
Điện thoại 0979****8 26
Email
Website http://thcsthuyhuong.edu.vn/
Hiệu trưởng Đỗ Mạnh Thu Hồng
Điểm trung bình 315 / 69 lượt bình chọn

Kết quả bình chọn

An toàn và thân thiện cho trẻ em
322
Không gian học tập và vui chơi xanh
320
Có giáo viên thân thiện
318
Có phương pháp dạy học hấp dẫn
311
Có nhiều hoạt động ngoại khóa
319
Quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
313
Học sinh được sáng tạo
309
Khối lượng học tập hợp lý
307


Giới thiệu về trường

Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng cùng với phong trào bình dân học vụ, số học sinh đến trường ngày càng tăng. Vì vây, năm 1956 – 1957 phòng Giáo dục Chương Mỹ cử ông Đỗ Đăng Kỳ (Thôn Quan Nhân, xã Nhân Chính, Hà Nội) về làm hiệu trưởng trường phổ thông cấp I Diên Hồng. Lúc đầu, gồm 7 lớp, số học sinh ngày một đông, trường thiếu lớp học. Năm 1960 được sự nhất trí của Đảng ủy và toàn dân, xã đã xây dựng một ngôi trường. Sau khi xây xong trường mới, Ty giáo dục Hà Đông và Phòng Giáo dục huyện Chương Mỹ về thăm. Ông Dương Xuân Nghiêm – Trưởng ty Giáo dục đã khen ngợi: “Đây là một ngôi trường đầu tiên to và đẹp nhất ở nông thôn trong tỉnh Hà Đông”. Còn ông đồ Phán (thôn Tân Mĩ) làm bài thơ Đường luật ca ngợi ngôi trường, trong đó có hai câu:

“Sừng sững một tòa văn hóa Việt

Thênh thang bốn cõi nước non Hồng”

Nhưng xã chỉ có trường phổ thông cấp I. Vì vậy, học sinh học xong cấp I phải xuống học ở trường cấp II Lam Điền. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, năm học 1967 – 1968 trường phổ thông cấp II Lam Điền mở phân hiệu II tại Thụy Hương. Lúc đó, có 2 lớp 5, 1 lớp 6 với tổng số 126 em. Cơ sở vật chất chưa có nên phải học chung với cấp I. Sang năm học 1968 – 1969, phân hiệu có 3 lớp 5, 2 lớp 6 và 1 lớp 7 với tổng số 236 học sinh. Phân hiệu II trường Lam Điền được tách ra thành trường cấp II Thụy Hương. Ngày 5 – 9 – 1968 là ngày khai giảng đầu tiên của trường phổ thông cấp II Thụy Hương. Sau đó, xã chủ trương xây dựng củng cố nền giáo dục mới, phát triển hoàn thiện hệ thống giáo dục của xã gồm cả 3 ngành học: Mầm non, phổ thông, bổ túc.

Đến năm 1976 – 1977 theo chủ trương của Bộ giáo dục trường cấp I và cấp II được nhập làm một gọi là trường phổ thông cấp I, II Thụy Hương.

Sang năm 1980 – 1981 trường cấp I, II Thụy Hương đổi tên thành trường phổ thông cơ sở Thụy Hương. Từ năm học đó cho đến đầu năm học 1991 – 1992 trường duy trì với sĩ số từ 950 – 1200 học sinh.

Năm 1992 – 1993 theo quyết định của Bộ Giáo dục, các trường phổ thông cơ sở tách ra thành hai trường là trường Trung học cơ sở và Tiểu học. Lúc này, trường cấp II có tên là trường THCS Thụy Hương.

Những năm mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng nhà trường vẫn thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”. Từ đó đến nay, trường THCS Thụy Hương đã trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành.

Năm học 1968 – 1969: Thầy Nguyễn Tư Phiên – Hiệu phó phụ trách phân hiệu II

Từ năm học 1969 – 1971: Thầy Phạm Hải làm hiệu trưởng

Từ năm học 1972 – 1975: Thầy Nguyễn Văn Long làm hiệu trưởng

Từ năm 1975 – 1976: Thầy Đặng Quốc Tuấn làm hiệu trưởng

Từ năm 1976 – 1977: Thầy Trần Văn Tố làm hiệu trưởng

Từ năm 1978 – 1980: Thầy Dương Ngọc Tấn làm hiệu trưởng

Từ năm 1980 – 1981: Thầy Đào Duy Biên làm hiệu trưởng

Từ năm 1981 – 1984: Thầy Nguyễn Khắc Nhượng làm hiệu trưởng

Từ năm 1984 – 1992: Thầy Lê Đình Dụ làm hiệu trưởng

Từ năm 1992 – 1993: Cô Đỗ Thị Hải làm hiệu trưởng

Từ năm 1993 – 2006: Cô Đặng Thị Huy làm hiệu trưởng

Từ năm 2006 – 2014: Thầy Phạm Hồng Minh làm hiệu trưởng

Từ năm 2014 – 2017: Thầy Nguyễn Đăng Tiến làm hiệu trưởng

 Từ năm 2021- nay: cô Đỗ Mạnh Thu Hồng làm hiệu trưởng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 (tháng 9/1960) đã chỉ rõ: “Sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kĩ thuật, có sức khỏe, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới, đồng thời phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa và việc không ngừng nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động.”

Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 từ năm 1968 trường đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục toàn diện: văn hóa, lao động và kỹ thuật tổng hợp. Trường quán triệt sâu sắc mục tiêu, phương caahm của Đảng về giáo dục. Đồng thời tiếp thu những tinh hoa của phong trào thi đua “Hai tốt” với tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Trường tập trung vào các mục tiêu chính là: xây dựng cơ sở vật chất thiết bị trường học, xây dựng chăm lo đội ngũ giáo viên, thi đua “Dạy tốt – Học tốt”. Vì vậy, trường đã đạt danh hiệu thi đua trường tiên tiến. Đặc biệt là thời kỳ này cả dân tộc ta đang đấu tranh chống đế quốc Mỹ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Các phong trào thi đua yêu nước nổi lên khắp nơi như: “Sóng duyên hải”, “Gió Đại Phong”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng, năm xung phong”,… đã dội vào các nhà trường thôi thúc phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” phát triển mạnh mẽ.

Năm 1974 xã cho xây dựng thêm 9 phòng học. Từ phong trào trồng cây, xã khai thác gỗ để xây dựng trường khang trang hơn: đóng mới 180 bộ bàn ghế học sinh, 18 bộ bàn ghế giáo viên. Trường lúc này có 5 lớp. Nhiều học sinh sau khi rời ghế nhà trường đã lên đường chiến đấu, có người trở thành cán bộ.

Trừ năm học 1976, đất nước hoàn toàn giải phóng, công tác giáo dục bước sang thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đổi mới và phát triển. Đây là thời kỳ trường THCS Thụy Hương phát triển tương đối ổn định và bền vững. Nhà trường luôn giữ vững các danh hiệu thi đua.

Nhìn lại chặng đường hơn 50 năm qua xây dựng và phát triển trường THCS Thụy Hương gặp không ít khó khăn, vất vả nhưng thầy trò đã quyết tâm vượt qua và đạt được những thành tích đáng tự hào. Nhà trường luôn là chiếc nôi, ngôi nhà, tổ ấm đào tạo, dìu dít thế hệ trẻ khôn lớn, trưởng thành. Hàng năm, trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều năm liền trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp huyện; chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh; công đoàn vững mạnh; Liên đội nhiều năm đạt Liên đội mạnh cấp huyện, cấp thành phố. Các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã nỗ lực phấn đấu, cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục. Những tấm gương sáng ngời mãi mãi cho các thế hệ học trò noi theo. Đó là các thầy cô giáo:

Cô Vũ Thị Vóc

Thầy Dương Ngọc Tấn

Thầy Lê Đình Dụ

Cô Đỗ Thị Hải

Cô Đặng Thị Huy

Cô Nguyễn Thị Lợi

Cô Nguyễn Thị Thanh

Trong phong trào thi đua “Dạy tốt”, trường ta thật tự hào về những tấm gương đạt thành tích cao trong hội thi giáo viên giỏi các cấp:

Thầy Trần Hữu Thụ Giải nhì cấp thành phố môn Sinh học

Cô Phạm Thị Thu Hà – Giải nhì cấp huyện môn Tiếng Anh

Cô Ngô Thị Nhàn – Giải nhì cấp huyện môn Văn

Cô Đặng Thị Lộc – Giải ba cấp huyện môn Âm nhạc, Ngoài giờ lên lớp

Cô Đặng Thị Hà – Giải ba cấp huyện môn Thể dục

Cô Đặng Thị Phương Oanh- Giải ba cấp thành phố môn Địa lí

Cô Ngô Thị Tâm – Giải khuyến khích cấp thành phố môn Hóa học

Bên cạnh đó còn có nhiều thầy cô tận tụy với phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi như cô: Mạc Thị Nghi, Đỗ Thị Thuận, Bùi Thị Sáu, Hoàng Thị Luyến. Những tấm gương nhiệt huyết với công tác Đội: cô Bùi Thị Sáu đạt Huy chương phụ trách giỏi, cô Bùi Thị Thủy đạt Tổng phụ trách giỏi cấp Thành phố.

Từ mái trường Thụy Hương đã có biết bao thế hệ học sinh trưởng thành đóng góp tài năng, công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiêu biểu là:

Bùi Văn Sửu: giảng viên trường Đại học Nông nghiệp

Nguyễn Văn Tuynh: Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ (đã nghỉ hưu)

Nguyễn Minh An: Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ

Bùi Xuân Ninh: Phó phòng nông nghiệp huyện Chương Mỹ

Trịnh Hữu Đảm: Phó trưởng phòng bảo vệ chính trị nội bộ Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

Ngô Văn Tám: Bí thư Đảng ủy xã Thụy Hương

Mạc Đình Được: Phó bí thư Đảng ủy xã Thụy Hương

Nguyễn Đức Học: Chủ tịch UBND xã Thụy Hương

Nguyễn Thị Thanh: Hiệu phó trường THCS Quảng Bị

Nguyễn Thị Hương: Hiệu phó trường Tiểu học Quảng Bị

Lê Đình Sức: Trưởng Công an huyện Chương Mỹ

Lê Đình Hiến: Giám đốc Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex

Bùi Đình Hải: nguyên chủ tịch UBND xã Thụy Hương

Đặng Thu Xuyên: nguyên hiệu phó trường THCS Thụy Hương

Ngoài ra còn rất nhiều học sinh trưởng thành khác. Họ đã sống và làm việc ở khắp các nẻo đường của Tổ quốc nhưng học cùng chung một nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chặng đường hơn 50 năm kiên trì, bền bỉ phấn đấu trường THCS Thụy Hương ngày nay đã có nhiều khởi sắc mới. Trường đã có hai khu nhà cao tầng gồm các phòng học, phòng chức năng, phòng thiết bị; có khu hiệu bộ, nhà tập đa năng, phòng học các bộ môn… Trường THCS Thụy Hương chuẩn bị hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới. Năm học 2010 – 2011, trường vinh dự được đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm trường. Năm học 2024 – 2025, trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II. Trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo và nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Hương.

Giới thiệu các tiêu chí:

a. Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em

Trường THCS Thụy Hương là một môi trường học tập an toàn và thân thiện với trẻ em. Trường mới xây dựng hai dãy nhà 4 tầng hiện đại, được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh. Mỗi tầng đều có lan can bảo vệ chắc chắn, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Trường còn có các khu vực tiện ích như khu vệ sinh sạch sẽ, được thiết kế hợp lý, và khu tái chế rác thải, giúp giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trường có khu nhà để xe rộng rãi, giúp học sinh sắp xếp phương tiện cá nhân một cách an toàn và tiện lợi.

Với cơ sở hạ tầng hiện đại và môi trường thân thiện, trường THCS Thụy Hương tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển toàn diện của học sinh.

b. Trường học không gian học tập và vui chơi xanh

Trường THCS Thụy Hương là một ngôi trường với không gian học tập và vui chơi xanh, mang đến môi trường giáo dục toàn diện và cân bằng cho học sinh. Trường có nhiều phòng học chức năng hiện đại, bao gồm phòng Khoa học Tự nhiên (KHTN) được trang bị đầy đủ thiết bị thí nghiệm, phòng Âm nhạc và Mĩ thuật giúp học sinh phát triển kỹ năng nghệ thuật, và phòng Ngoại ngữ hiện đại hỗ trợ việc học ngoại ngữ hiệu quả.

Ngoài các phòng học chức năng, trường còn có khu vực sân chơi rộng rãi có nhiều cây xanh và bãi tập riêng biệt, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện thể chất và tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhà đa năng của trường là không gian linh hoạt cho các sự kiện lớn, hoạt động thể thao, và các buổi học ngoại khóa.

c. Trường học có giáo viên thân thiện

Trường THCS Thụy Hương không chỉ nổi bật với cơ sở vật chất hiện đại mà còn được biết đến với đội ngũ giáo viên thân thiện, nhiệt tình và giàu chuyên môn. Các thầy cô giáo tại đây đều có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tận tâm với nghề và hết lòng vì sự phát triển của học sinh.

Sự nhiệt huyết của các giáo viên thể hiện qua cách họ không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra môi trường học tập thoải mái, khuyến khích sự sáng tạo và tự tin cho học sinh. Ngoài việc truyền đạt kiến thức, các thầy cô còn luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ và chia sẻ với học sinh trong mọi tình huống, tạo nên mối quan hệ gần gũi, gắn kết.

Với đội ngũ giáo viên nhiệt tình và chuyên nghiệp, trường THCS Thụy Hương cam kết mang lại môi trường giáo dục chất lượng, giúp học sinh không chỉ thành công trong học tập mà còn phát triển toàn diện về kỹ năng và nhân cách.

d. Trường học có nhiều phương pháp học tập hấp dẫn

Trường THCS Thụy Hương có thể sử dụng nhiều phương pháp học hấp dẫn để khuyến khích học sinh phát triển toàn diện, bao gồm:

- Học tập tích hợp: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan và dễ hiểu hơn.

- Học qua dự án (Project-Based Learning): Học sinh được giao các dự án thực tế, từ đó rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, làm việc nhóm và tư duy sáng tạo.

- Học tập hợp tác: Học sinh làm việc theo nhóm, chia sẻ ý kiến, học hỏi từ nhau, phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện.

- Ứng dụng công nghệ trong dạy học: Sử dụng các phần mềm học tập, trình chiếu, video học liệu để tăng tính tương tác và sinh động cho bài giảng.

- Hoạt động học tập trải nghiệm STEM: THCS Thụy Hương tổ chức CLB Em yêu khoa học và ngày hội STEM đem lại cơ hội học tập, trải nghiệm cho học sinh, giúp các em tiếp cận kiến thức thông qua thực tế, được thiết kế tạo sản phẩm dựa trên những kiến thức đã học.

e. Trường học có nhiều hoạt động ngoại khóa

Trường THCS Thụy Hương tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh như:

f. Trường học quan tâm về sức khỏe và dinh dưỡng

g. Học sinh được sáng tạo

Câu lạc bộ "Em yêu khoa học" tại Trường THCS Thụy Hương có thể là nơi học sinh thể hiện sự sáng tạo thông qua nhiều hoạt động khoa học phong phú và hấp dẫn. Đây là môi trường lý tưởng để học sinh khám phá và phát triển tư duy khoa học, nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Một số cách mà học sinh thể hiện sự sáng tạo thông qua câu lạc bộ này có thể bao gồm:

- Dự án sáng tạo khoa học: Học sinh có thể tham gia thiết kế và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến cuộc sống hàng ngày như chế tạo máy móc đơn giản, thí nghiệm hóa học, sinh học, hay sáng tạo các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Thiết kế và chế tạo mô hình: Các bạn có thể tự tay tạo ra các mô hình như hệ thống năng lượng tái tạo (như pin mặt trời, gió), mô hình robot cơ bản hoặc mô phỏng các hiện tượng tự nhiên.

- Thí nghiệm thực tế: Học sinh được khuyến khích tự tiến hành các thí nghiệm khoa học từ kiến thức lý thuyết đã học, ghi chép kết quả, từ đó rút ra kết luận và sáng tạo ra những cách tiếp cận mới.

Thông qua câu lạc bộ "Em yêu khoa học", học sinh có cơ hội khám phá thế giới khoa học theo cách riêng của mình, từ đó phát huy tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

h. Khối lượng học tập hợp lý

Trường THCS Thụy Hương có thể xây dựng một khối lượng học tập hợp lý, kết hợp hài hòa giữa học chính khóa, học bồi dưỡng và các hoạt động khác, giúp học sinh phát triển toàn diện mà không cảm thấy quá tải. Cách tiếp cận này mang lại nhiều lợi ích, như cân bằng giữa việc nắm vững kiến thức và phát triển kỹ năng cá nhân.

- Học chính khóa: Trường chú trọng vào việc giảng dạy các môn học chính như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (KHTN), và Khoa học xã hội theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc.

- Học bồi dưỡng: Ngoài giờ học chính, học sinh có thể tham gia các lớp bồi dưỡng để củng cố kiến thức ở những môn học trọng điểm hoặc các môn học mình yêu thích. Lớp bồi dưỡng có thể là tự nguyện hoặc dựa trên nhu cầu cụ thể của học sinh, giúp học sinh phát triển năng khiếu hoặc cải thiện những điểm yếu trong học tập.

- Hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động học tập trải nghiệm, câu lạc bộ sáng tạo khoa học, và các chương trình văn hóa nghệ thuật giúp học sinh thư giãn sau giờ học, đồng thời rèn luyện thể chất và phát triển tư duy sáng tạo.

- Tư vấn học tập và sức khỏe tâm lý: Trường có thể tổ chức các buổi tư vấn học tập để học sinh được hỗ trợ về phương pháp học hiệu quả và giải quyết các vấn đề học đường, từ đó giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong quá trình học tập.

Sự kết hợp hợp lý giữa học chính khóa, bồi dưỡng và các hoạt động khác không chỉ giúp học sinh duy trì được thành tích học tập tốt, mà còn phát triển thể chất, kỹ năng sống và tinh thần sáng tạo, tạo nên một môi trường giáo dục cân bằng và toàn diện.                                             

Độc giả like theo dõi fanpage để biết kết quả bình chọn

Lịch trình cuộc thi

Nhận bài dự thi (Giấy và Online)
16/8/2024 - 10/10/2024
  • Phát động chương trình "Trường học hạnh phúc"
  • Nhận bài dự thi (Giấy và online)
Bình chọn Online “Trường học hạnh phúc”
01/9 - 10/10/2024
  • Bình chọn Top 100 Trường học hạnh phúc 2024 tiêu biểu theo 8 hạng mục
Công bố kết quả
Dự kiến 15/10/2024
  • Công bố kết quả
Lễ trao giải và vinh danh “Trường học hạnh phúc”
Dự kiến tháng 11/2024
  • Lễ trao giải và vinh danh “Trường học hạnh phúc”
Nhận bài dự thi (Giấy và Online)
16/8/2024 - 10/10/2024
  • Nhận bài dự thi (Giấy và online)
Bình chọn Online “Trường học hạnh phúc”
01/9 - 10/10/2024
  • Bình chọn Online “Trường học hạnh phúc”
Công bố kết quả
Dự kiến 15/10/2024
  • Công bố kết quả bình chọn "Trường học Hạnh phúc"
Lễ trao giải và vinh danh “Trường học hạnh phúc”
Dự kiến tháng 11/2024
  • Tổ chức lễ trao giải và vinh danh các bài thi đạt danh hiệu Trường học Hạnh phúc

Video chương trình

Các hoạt động chính

Xem tất cả
Niềm vui vỡ òa trong ngày hội vinh danh các tác phẩm ấn tượng viết về “trường học hạnh phúc”

Niềm vui vỡ òa trong ngày hội vinh danh các tác phẩm ấn tượng viết về “trường học hạnh phúc”

Lễ Vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024 đã trở thành một ngày hội của các em học sinh khi nhận giải, niềm vui của các bậc phụ huynh và sự ghi nhận của các thầy cô giáo đã tạo nên một không khí thật ấm áp và ý nghĩa. 

Xem chi tiết

Đơn vị tổ chức

Bình chọn Trường học Hạnh phúc
Tạp chí Trẻ em Việt Nam

Thông tin bình chọn

Thông tin bình chọn
An toàn và thân thiện cho trẻ em
0đ
Chấm điểm
Không gian học tập và vui chơi xanh
0đ
Chấm điểm
Có giáo viên thân thiện
0đ
Chấm điểm
Có phương pháp dạy học hấp dẫn
0đ
Chấm điểm
Có nhiều hoạt động ngoại khóa
0đ
Chấm điểm
Quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
0đ
Chấm điểm
Học sinh được sáng tạo
0đ
Chấm điểm
Khối lượng học tập hợp lý
0đ
Chấm điểm

Vui lòng xác thực bằng cách tích vào ô này trước khi ấn nút bình chọn!


Bạn còn 1 lượt bình chọn trong ngày

Image Bình chọn thành công

Cảm ơn bạn đã tham gia bình chọn, bạn có thể bình chọn tiếp vào ngày mai.

Lưu ý: Mỗi tài khoản sẽ chỉ bình chọn được 1 bài dự thi / ngày


Image Bạn đã bình chọn

Bạn đã bình chọn cho 1 bài dự thi ngày hôm này rồi. Vui lòng bình chọn tiếp vào ngày mai.

Lưu ý: Mỗi tài khoản sẽ chỉ được bình chọn cho 1 trường / ngày


Image Bạn chưa đăng nhập

Rất tiếc bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập với Google trước khi bình chọn

Vui lòng xác thực bằng cách tích vào ô này trước khi đăng nhập!