Quá trình thành lập và phát triển: Trường được thành lập theo Quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11/9/1991 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, loại hình trường phổ thông tư thục. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 2005. Tháng 7 năm 2014, trường đạt tiêu chí trường chất lượng cao theo Luật Thủ đô và là trường đầu tiên trong khối trường tư thục được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt công nhận đạt tiêu chí trường chất lượng cao. Năm 2021, trường tiếp tục được công nhận đạt tiêu chí trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2 và trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3. Năm học 2023 - 2024, hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một trường dân lập bình thường qua từng giai đoạn của các mô hình đào tạo đến nay là năm học thứ 19 trường thực hiện chương trình chất lượng cao và năm học thứ 11 giảng dạy chương trình song ngữ theo chuẩn hệ Cambridge.
Ngay từ khi thành lập, trường đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao, nhận được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh (CMHS), được cấp trên ghi nhận thành tích và tặng thưởng: Trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, đã được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” của Thành phố, Cờ thi đua của Bộ GDĐT, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trường đã được nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba; 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 11 Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố; 04 Bằng khen của Bộ GDĐT; 01 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 03 Bằng khen của Liên đoàn Lao động Thành phố, nhiều Bằng khen về thành tích trong các hoạt động Đoàn Đội, Chữ thập đỏ cùng nhiều Giấy khen của Sở GDĐT Hà Nội và UBND quận.
Tổ chức các hoạt động giáo dục (giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp), quản lý các nguồn lực (tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên, học sinh; quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị, tài chính) và thực hiện các nhiệm vụ khác theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục” ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Nhà trường tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục theo chương trình song ngữ quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục theo mô hình trường chất lượng cao; giáo dục học sinh thành những công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế, giữ vững bản sắc văn hóa và con người Việt Nam.
Năm học 2023-2024 đạt 146 giải và huy chương, trong đó cấp Quận/Cụm đạt 91 giải, cấp Thành phố đạt 9 giải, cấp Quốc gia và Quốc tế đạt 46 giải. Khen thưởng các học sinh xuất sắc của trường: 6 học sinh xuất sắc toàn diện, được trao tặng Học bổng Nguyễn Siêu; 36 học sinh trong Top 1%, 3%, 5% xuất sắc nhất trường; 52 giải thưởng trong các cuộc thi về văn hóa, thể dục thể thao, nghệ thuật cấp quận, cụm, thành phố, quốc gia và quốc tế; 468 giải trong các cuộc thi TDTT, Olympic Maths và Science, nghiên cứu khoa học cấp trường. Kết quả học sinh học chương trình song ngữ, có 249 học sinh hoàn thành xuất sắc, 312 học sinh hoàn thành tốt chương trình quốc tế Cambridge.
Thi học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 9 và 12, đạt 16 giải cấp Quận và 2 giải cấp Thành phố. Trong cuộc thi học sinh giỏi cấp Thành phố các môn Địa lí và Khoa học, đạt 1 giải Nhất khoa học và 1 giải Ba Địa lý; môn Tin học trẻ đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba; 2 giải Ba Olympic tiếng Anh cấp thành phố, giải Khuyến khích cuộc thi ý tưởng sáng tạo Xproject. Đội tuyển Robotacon có 2/3 đội tham gia vòng loại lọt vào chung kết cấp quốc gia và đạt 6 giải quốc gia cuộc thi Robotacon lần thứ IX năm 2023; tham gia vòng chung kết toàn cầu tại Chiết Giang (Trung Quốc) đạt 2 giải Triển vọng nhất, 6 học sinh lọt Top 30% cấp quốc tế. Đội tuyển bóng rổ nam THPT xuất sắc giành Huy chương Vàng Hội khoẻ Phù Đổng cấp Thành phố và đại diện cho Hà Nội tham dự Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc; môn bóng bàn đạt 1 HCV đơn nữ thành phố và giành quyền đấu giải toàn quốc. Có 1 sản phẩm giành quyền tham gia chung kết toàn quốc cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam” do Trung ương Đoàn phát động.
Thi Giáo viên giỏi cấp Thành phố đạt 1 giải Nhì môn GDTC; thi cấp Cụm đạt 1 giải Nhất môn GDTC; 2 giải Ba môn Hóa học và Vật lý; thi cấp Quận đạt 1 giải Nhì môn GDCD, 2 giải Ba môn Địa lí và GDTC. Thi Công nghệ thông tin đạt 1 giải Nhất kỹ năng CNTT dành cho nhân viên cấp Thành phố; đạt 2 giải Nhất kỹ năng CNTT dành cho giáo viên và nhân viên, 2 giải Nhì và 2 giải Ba thi thiết kế bài giảng Elearning cấp Cụm; đạt 1 giải Nhất kỹ năng CNTT dành cho giáo viên, 4 giải Ba và 4 giải Khuyến Khích thi kỹ năng CNTT và thiết kế bài giảng Elearning cấp Quận. Thi thể dục thể thao cấp Cụm đạt 1 giải Ba môn Khiêu vũ đôi.
Danh hiệu thi đua
Năm học
Hình thức khen thưởng
Số,ngày,tháng,nămcủaquyếtđịnh
khenthưởng;cơquanbanhànhQĐ
2020-2021
Tập thể lao động xuất sắ
Quyết định: số 4520/QĐ-UBND ngày 21/10/2021của Chủ tịch UBND
Thành phố Hà Nội.
2020-2021
Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Quyết định số 2988/QĐ-TLĐ ngày 03/8/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2021-2022
Tập thể lao động xuất sắc
Quyết định: số 3657/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của Chủ tịch UBND
Thành phố Hà Nội.
2021-2022
Cờ thi đua của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố
Hà Nội
Quyết định số 483/QĐ-LĐLĐ ngày 25/7/2022 của Ban chấp hành Liên
đoàn Lao động Thành phố Hà Nội.
2022-2023
Tập thể Lao động Tiên tiến
Quyết định số 1414/QĐ-SGDĐT ngày 18/8/2023 của Giám đốc Sở
Giáo dục và đào tạo Hà Nội.
Hình thức khen thưởng
Năm
Hình thức khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định
khen thưởng; cơ quan ban hành QĐ
2021
Huân chương lao động Hạng
Nhất
Quyết định số 1921/QĐ-CTN ngày
03/11/2021 của Chủ tịch Nước.
2021
Bằng khen của Bộ GDĐT đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển
Nhà trường nhân dịp kỷ niệm
30 năm thành lập
Quyết định số 4346/QĐ-BGDĐT ngày 17/11/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
2022
Bằng khen đã có thành tích trong thực hiện Đề án “nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường” giai đoạn 2017-2021.
Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Giới thiệu các tiêu chí
Trường học an toàn và thân thiện
Nhà trường làm tốt mọi công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, vệ sinh, khử khuẩn môi trường, khuôn viên trường, lớp học và các điều kiện theo phương án đã xây dựng đảm bảo các yêu cầu, quy định của công tác phòng, chống dịch bệnh. Trường có phòng y tế được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế và có đủ các loại thuốc thông thường sẵn sàng khi cần sơ cấp cứu ban đầu. Cán bộ y tế của trường có trình độ, có trách nhiệm, có chuyên môn tốt, tổ chức tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Với các trường hợp học sinh có vấn đề cần quan tâm về sức khỏe, nhà trường thực hiện tư vấn cho học sinh và CMHS. Phòng tư vấn học đường hoạt động hiểu quả, cán bộ chuyên trách giải quyết và tư vấn các vấn đề tâm sinh lý, sức khỏe tâm thần cho học sinh.
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong nhà trường, đã tiến hành phun thuốc muỗi 2 lần chính, và 2 lần phun bổ sung với các lớp các khu vực còn thấy muỗi. Có nhân viên chuyên trách thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, học sinh các lớp thực hiện vệ sinh các lớp cuối ngày, nhà trường tổng vệ sinh toàn trường vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Nhà trường tổ chức tốt các bữa ăn bán trú cho học sinh, xây dựng thực đơn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sự phát triển thể lực của học sinh. Bếp ăn bán trú phục vụ cho toàn thể học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm.
Nhà trường có phương án cụ thể về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường, không để xảy ra bất kỳ trường hợp mất an ninh trật tự, mất an toàn, cháy nổ và sự cố đặc biệt nào ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe của học sinh, nhà trường và xã hội. Trong năm học, không xảy ra bất kỳ sự cố nào về ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, bệnh tật nghiêm trọng trong nhà trường.
Trường học không gian học tập và vui chơi xanh
Khuôn viên rộng 10.000 m2 với nhiều không gian xanh. Xây dựng trường học Xanh – Thân thiện là một trong những dự án trọng tâm của Trường Nguyễn Siêu để kiến tạo trường học của tương lai. Hệ thống phòng thí nghiệm (Vật lí, Hóa học, Sinh học, STEAM) hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế là nơi để học sinh khám phá khoa học và thỏa sức sáng tạo. Các câu lạc bộ thể thao và nghệ thuật là nơi nuôi dưỡng những sở thích cá nhân và giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Kiến tạo trường học hạnh phúc - nơi mỗi học sinh được hỗ trợ vượt qua những khó khăn để đạt được sự phát triển tối ưu. Hoạt động tư vấn học đường chuyên nghiệp với các lĩnh vực: học tập, tâm lý, hướng nghiệp - du học hỗ trợ học sinh thiết lập lộ trình học tập cá nhân, phát triển bản thân và định hướng bậc học - nghề nghiệp tương lai.
Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học triệt để, sâu rộng đến từng giáo viên, giáo viên chọn phương pháp dạy cho học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu ngay tại lớp, tập trung vào kết quả (đầu ra) học tập của học sinh. Sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn, ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Thực hiện tốt việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh, từ đó xây dựng nội dung phù hợp theo từng nhóm đối tượng học sinh. Đổi mới mạnh mẽ các hình thức tổ chức dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học/giáo dục nhằm mục tiêu phát triển năng lực học sinh theo mô hình ASK. Chuẩn bị hành trang cho học sinh trở thành những công dân toàn cầu thông qua các hoạt động trải nghiệm và giao lưu quốc tế.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu; dạy học tích hợp, lồng ghép. Các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của học sinh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch các tiết học trải nghiệm; dạy học phân hoá theo năng lực học sinh; giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên, học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm.
Tổ chức triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục địa phương theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông. Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động là các giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo đúng các văn bản hướng dẫn, linh hoạt với thực tế nhà trường và điều kiện học sinh.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động CLB; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, CMHS.
Xây dựng kế hoạch trong đó xác định cụ thể nội dung hoạt động và thời lượng thực hiện theo từng loại hình hoạt động quy định trong chương trình; linh hoạt thời lượng dành cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp giữa các tuần, bảo đảm thực hiện các nội dung hoạt động theo chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất của nhà trường. Tăng cường các hoạt động được tổ chức ngoài nhà trường, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, học tập đa mô hình, đa môi trường tương tác. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm bộ môn, trải nghiệm liên môn, dạy học tại di sản, làng nghề, trung tâm nghiên cứu, xưởng chế tạo…; ngoài ra, năm học này các bộ môn tăng cường thay đổi hình thức dạy học dưới dạng chuyên đề, chủ đề, dự án học tập… thúc đẩy tính sáng tạo của học sinh.
Tăng cường giáo dục học sinh các kỹ năng của thế kỷ 21 (hợp tác, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, CNTT…) bằng dạy học STEAM, dạy học dự án và mở rộng không gian học tập. Trong
năm học, tổ chức chuỗi các hoạt động STEM, các tổ chuyên môn xây dựng chủ đề dạy học theo định hướng tiếp cận giáo dục STEM, chuẩn bị các sản phẩm tham gia ngày hội STEM/STEAM.
Trường học có phương pháp dạy học hấp dẫn
Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu chính thức trở thành ngôi trường Việt Nam đầu tiên, tiên phong theo đuổi triết lý giáo dục “High Performance Learning” (HPL - “Học tập siêu hiệu quả”). Triết lý giáo dục HPL được xây dựng dựa trên những nghiên cứu mới nhất về khoa học nhận thức, khoa học thần kinh và tâm lý học, qua đó chứng minh rằng tất cả học sinh đều có khả năng đạt được thành tích cao - điều mà trước đây được coi là chỉ đạt được nhờ vào năng khiếu và tài năng.
Trọng tâm của triết lý giáo dục “High Performance Learning” hướng tới việc triển khai có hệ thống những phương pháp dạy học kích thích tối đa sự phát triển tư duy, tiềm năng và thế mạnh riêng của mỗi học sinh (Thinking Skills). Nền tảng giáo dục của HPL cũng hướng tới sự tôi luyện hệ giá trị, nhân cách, và thái độ (Values, Attitudes, Attributes) để tối ưu hóa việc học, góp phần tạo dựng nền tảng kỹ năng cần thiết giúp học sinh tự tin và thành công ở cả trong trường học lẫn cuộc sống.
“Mẹ đẻ” của triết lý giáo dục “High Performance Learning” là Giáo sư Deborah Eyre, Đại học Warwick, Anh quốc, một trong những nhà nghiên cứu giáo dục có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực giáo dục tài năng, tác giả của nhiều đầu sách uy tín. Tại Việt Nam, cuốn sách “Nuôi dưỡng những tư duy vĩ đại” do Giáo sư Deborah Eyre đồng biên soạn đã được dịch sang tiếng Việt. Đây là một cẩm nang hướng dẫn các bậc cha mẹ cách nuôi dưỡng tư duy của con cái và dẫn dắt các con đạt được thành tích cao trong học tập.
Việc trở thành trường ứng viên HPL (HPL Pathway School) là bước đầu tiên trên hành trình gia nhập hệ thống những ngôi trường đạt danh hiệu HPL (HPL School, tạm dịch “Trường học ưu tú”) toàn cầu vào năm 2025, tiến tới được kiểm định để trở thành trường học đẳng cấp thế giới (World-class school) theo bộ tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt của tổ chức giáo dục HPL vào năm 2026. Đây cũng là chiến lược và đầu tư lớn của Ban lãnh đạo trong việc tái định vị tầm vóc của Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, tiếp nối hành trình 10 năm từ khi trở thành trường Quốc tế Cambridge vào năm 2014.
Trường học có nhiều hoạt động ngoại khóa
Hoạt động trải nghiệm ở Trường Nguyễn Siêu được xây dựng một cách khoa học, bài bản trên cơ sở chương trình giáo dục kết hợp thực tiễn với phương thức tổ chức và loại hình hoạt động đa dạng, phong phú, linh hoạt...
Hoạt động trải nghiệm môn học, liên môn, học tập tại di sản, học tập qua dự án… kết hợp với giáo dục hướng nghiệp, kĩ năng sống, giá trị sống… tổ chức trong và ngoài nhà trường theo quy mô nhóm, lớp, khối, trường.
Các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa, hoạt động xã hội được triển khai qua các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn: Lễ khai giảng năm học mới, Trung thu, chào cờ theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn, giáo dục truyền thống, triển khai các hoạt động phong trào, hoạt động nhân đạo, từ thiện...
Các hoạt động trải nghiệm định kì đã thành thường niên theo chủ đề tháng: Trung thu,
Halloween, Ngày hội STEM, Tri ân thầy cô, Giáng sinh và đón chào năm mới, Ngày hội Ấm áp mùa xuân...
Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế: đón và tổ chức đưa đoàn CBGV và HS giao lưu học tập tại các nước Đan Mạch, Ý, New Zealand, Mĩ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...
Các CLB ngoài giờ học: bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, cầu lông, võ thuật, nhảy, nấu ăn, đàn ukelele, thiết kế đồ họa, robotics…
e. Trường học quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, Trường Nguyễn Siêu đầu tư xây dựng mô hình bán trú khoa học và thân thiện. Trường có bếp ăn tập thể với trang thiết bị hiện đại, thiết kế theo quy trình bếp một chiều, tổ chức khoa học, hợp vệ sinh, thực đơn phong phú, đa dạng, đảm bảo đủ, cân bằng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà cung ứng thực phẩm cho CB,GV&HS Nguyễn Siêu là Công ty CP Rau an toàn thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO). Thực đơn được đăng tải hàng tuần trên cổng thông tin điện tử chính thức của nhà trường. Hệ thống phòng ăn đảm bảo diện tích, có bàn ghế, đồ dùng đầy đủ và 100% học sinh, CB-GV-NV ăn trưa bằng khay ăn cá nhân. Với Tiểu học, ngoài bữa ăn chính, học sinh được phục vụ một bữa ăn phụ vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, nhà trường còn phục vụ thêm bữa sáng (có trả phí) cho những học sinh có nhu cầu. 100% các lớp dùng nước uống Lavie. Tháng 12/2022, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường và bộ phận Nhà bếp đã tiến hành đợt kiểm tra, giám sát định kỳ tại các cơ sở cung ứng thực phẩm cho nhà trường, đảm bảo tuyệt đối về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hơn nữa chất lượng bữa ăn nói riêng và công tác chăm sóc sức khoẻ nói chung cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường.
Phòng ngủ của học sinh được bố trí riêng biệt dành cho học sinh nam và học sinh nữ (đối với THCS & THPT). Các phòng ngủ đều có trang bị đệm cá nhân, máy điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió, đủ hệ thống cửa kính đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, có đủ ánh sáng, tủ để giày dép, tủ đựng đồ cá nhân. Giờ ăn, ngủ, giờ ra chơi của học sinh được quản lý bởi GVCN và lực lượng hỗ trợ với tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, nhiệt tình.
Y tế học đường: Phòng Y tế có đầy đủ trang thiết bị cho việc sơ cứu ban đầu cùng các nhân viên giàu kinh nghiệm, trực trong suốt quá trình học sinh có mặt ở trường. Mỗi năm, học sinh được khám sức khỏe định kỳ 2 lần và có Sổ theo dõi sức khỏe cá nhân. Bảo hiểm Y tế của học sinh được thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo hiểm y tế năm 2014 (học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc).
f. Học sinh được sáng tạo
Chân dung học sinh Nguyễn Siêu (cách gọi ngắn của “Khung năng lực – phẩm chất học sinh Nguyễn Siêu) là tài liệu định hướng sự phát triển nhân cách học sinh tại trường Nguyễn Siêu. Bản rút gọn sau đây mô tả 8 năng lực cốt lõi và 6 phẩm chất chủ yếu của học sinh Nguyễn Siêu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập đầy thách thức, ngành giáo dục nói chung và các trường học nói riêng cần chuẩn bị cho học sinh của mình một hành trang thật chắc chắn để thành công và hạnh phúc trong tương lai. Có nhiều sáng kiến để cải thiện các năng lực và kỹ năng học tập cũng như nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp ở học sinh, mỗi sáng kiến đều liên quan đến các bối cảnh khác nhau.
Tại Nguyễn Siêu, chúng tôi quan niệm: Học tập không phải là con đường duy nhất nhưng đó là con đường ngắn nhất để đi đến thành công. Rèn luyện không phải là cách thức nhanh nhất nhưng đó là cách thức bền vững nhất để kiến tạo tương lai. Trải nghiệm không phải là con đường an toàn nhất nhưng đó là con đường thực tế nhất để hiểu biết về thế giới. Bởi vậy, chúng tôi chú trọng sự kết hợp giữa Chương trình Cambridge và Chương trình trải nghiệm - hướng nghiệp và giao lưu quốc tế để xây dựng môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển các công dân toàn cầu.
Chân dung học sinh Nguyễn Siêu được xây dựng trên cơ sở:
+ Kế thừa và phát huy Chân dung học sinh mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, ban hành năm 2018.
+ Thích nghi các năng lực sống của chương trình Cambridge với Chương trình Việt Nam và học sinh Nguyễn Siêu.
+ Tham khảo khung năng lực toàn cầu của các nước OECD và các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Độc giả like theo dõi fanpage để biết kết quả bình chọn
Lễ Vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024 đã trở thành một ngày hội của các em học sinh khi nhận giải, niềm vui của các bậc phụ huynh và sự ghi nhận của các thầy cô giáo đã tạo nên một không khí thật ấm áp và ý nghĩa.