Giới thiệu về trường
Lịch sử, truyền thống, quy mô, thành tích nổi bật...
Trường THCS Văn Khê được thành lập năm 1962 theo quyết định của UBND huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây với tên gọi Trường Phổ thông cấp II Văn Khê, tọa lạc tại khu Xí nghiệp Kim Khí xã Văn Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Năm 1970 xã Văn Khê thuộc về Thị xã Hà Đông, năm 1972 trường Phổ thông cấp II Văn Khê chuyển về vị trí hiện nay. Năm 1978, Trường Phổ thông cấp I và Trường Phổ thông cấp II Văn Khê sáp nhập thành Trường Phổ thông cơ sở Văn Khê. Năm học 1991-1992, Trường Phổ thông cơ sở Văn Khê được tách thành hai trường: Trường tiểu học Văn Khê và Trường THCS Văn Khê. Năm 2008, thực hiện Nghị định số 23/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/3/2008 xã Văn Khê tách thành hai phường Phú La và La Khê. Từ đó đến nay, trường THCS Văn Khê thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Giới thiệu các tiêu chí
Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em
Mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và nhiều tình thương, tạo động lực cho cán bộ giáo, giáo viên, nhân viên, học sinh làm việc, học tập với các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Trường THCS Văn Khê có khuôn viên riêng biệt với diện tích 6183,5m2. Nhà trường có 22 phòng học được trang bị đảm bảo phục vụ dạy học theo yêu cầu hiện tại. Các phòng học đã có đủ bàn ghế, bảng chống lóa, đèn chống cận đủ ánh sáng chuẩn, điều hòa, máy chiếu giúp giáo viên ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học cơ bản và dạy tiếng Anh theo quy định. Có 08 phòng chức năng, 06 phòng học bộ môn (Vật lý, Công nghệ, KHTN - Hóa học, KHTN - Sinh học, Âm nhạc, Tin học), có thư viện, phòng đọc sách, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng đồ dùng thiết bị, phòng Đoàn thể, phòng Đội, 02 phòng họp tổ bộ môn, 02 phòng chờ của giáo viên. Khu hiệu bộ gồm các phòng: Hội đồng sư phạm, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, phòng Kế toán, Văn thư. Hầu hết các phòng đều có điều hòa nhiệt độ, các phòng bộ môn có đủ máy chiếu.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ thống nhất và đồng thuận của phụ huynh học sinh. - Công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương đã và đang phát triển mạnh và có những tác động tích cực đến phong trào giáo dục. - Vị trí đặt điểm trường phù hợp quy hoạch giáo dục địa phương, môi trường xung quanh đảm bảo an toàn. Có kết nối giao thông thuận lợi cho học sinh đi học. Điều kiện an ninh, trật tự xã hội ở địa phương tốt.
Trường học không gian học tập và vui chơi xanh
Khuôn viên nhà trường khang trang, xanh - sạch - đẹp. Sân trường có hệ thống cây xanh đảm bảo thoáng mát, xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục. Khuôn viên đảm bảo an toàn đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; bảo đảm công tác phòng chống cháy nổ.
Trường học có giáo viên thân thiện
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiều người có trình độ chuyên môn vững và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy. Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.
Trường học có phương pháp dạy học hấp dẫn
- Tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ chuyên môn tích hợp chữ ký số cá nhân và quản lý khoản thu không dùng tiền mặt nhằm thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lý, báo cáo.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học cho giáo viên và học sinh; nâng cao kỹ năng khai thác trang thiết bị dạy học của giáo viên; tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận, tương tác với trang thiết bị hiện đại giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cổng thông tin của Bộ GDĐT và hình thức học tập trực tuyến các môn văn hóa cấp THCS trên hệ thống Hanoi Study.
- Huy động giáo viên tích cực tham gia đóng góp học liệu số, phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong đánh giá, lựa chọn học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; hướng dẫn giáo viên tham khảo các học liệu số giới thiệu từ các nguồn tài nguyên tin cậy trên Internet đáp ứng nhu cầu chia sẻ, trao đổi, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
- Sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý thông tin giáo dục trực tuyến của ngành trong công tác quản lý, điều hành; thực hiện thông báo điểm học tập và rèn luyện miễn phí qua tin nhắn OTT, email và Website nhà trường.
- Triển khai hiệu quả hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa, sách điện tử và tài nguyên phục vụ dạy học), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.Trường học có nhiều hoạt động ngoại khóa
Trường học quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
- Thúc đẩy hoạt động mô hình tâm lí học đường bằng các chương trình phòng ngừa cho học sinh, tham vấn/tư vấn cá nhân khi học sinh có nhu cầu trợ giúp tâm lí, xây dựng các chương trình giáo dục giá trị sống – kĩ năng sống, trải nghiệm… nhằm tạo ra hiệu quả phòng ngừa khó khăn tâm lí cho học sinh.
Xây dựng trường học có môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Đó là nơi mà cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được làm việc, học tập và vui chơi an toàn, yên tâm không có tai nạn, thương tích, không có bạo lực học đường.
Học sinh được sáng tạo
+. Giáo dục nhận thức, tư tưởng: Nâng cao nhận thức của học sinh về nhiệm vụ học tập qua việc tổ chức tuyên truyền, đề cao ý nghĩa, vai trò của hoạt động học tập và rèn luyện, truyền cảm hứng cho học sinh khi tham gia các hoạt động học tập. Tổ chức cho học sinh tự xây dựng các nội quy, quy định trong lớp, nhà trường để các em ý thức và tự giác trong việc rèn luyện đạo đức đồng thời hình thành thái độ học tập nghiêm túc.
+. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh:
- Thực hiện đổi mới mô hình dạy học theo hướng mở nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, sử dụng kĩ thuật dạy học hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh.
- Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, bảo đảm tính trung thực, khách quan. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, nhận xét, đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.
+. Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn:
- Xác định các bộ môn thế mạnh của nhà trường để có định hướng thành lập các đội tuyển học sinh giỏi có chất lượng. Phân công giáo viên giỏi chuyên môn dạy các Đội tuyển học sinh giỏi để nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lập kế hoạch bồi dưỡng chi tiết với các chuyên đề phù hợp và chịu trách nhiệm về chất lượng đội tuyển mình phụ trách. Bổ sung tài liệu ôn học sinh giỏi cho các bộ môn đáp ứng kịp thời với xu hướng đổi mới giáo dục.
- Động viên, khuyến khích giáo viên dạy đội tuyển và học sinh các đội tuyển tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng, giao lưu học hỏi. Khen thưởng kịp thời với giáo viên ôn luyện và học sinh đạt thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi các cấp.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm qua các năm học trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ . Đẩy mạnh giáo dục STEM: Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giúp học sinh có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tế trong cuộc sống, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
+. Nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ trong nhà trường:
- Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 28/KH-UBND, ngày 23/01/2019 của UBND Thành phố về việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.
- Bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam và chuẩn tiếng Anh quốc tế.
- Mở rộng mô hình tiếng Anh liên kết tăng cường dạy bổ trợ tiếng Anh có yếu tố nước ngoài theo phương thức xã hội hóa giáo dục.
- Khuyến khích giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động giao lưu tiếng Anh, các cuộc thi tiếng Anh, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh…; thực hiện giám sát chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường.
+ . Đang dạng hóa các hoạt động giáo dục: Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức câu lạc bộ giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm, rèn luyện thể chất, thẩm mĩ, tư vấn học đường… nhằm phát triển nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống theo phương châm dạy người, dạy chữ và dạy nghề cho học sinh.
+. Thực hiện tốt việc khen thưởng, kỉ luật vì sự tiến bộ của học sinh:
- Động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích tốt, gương mẫu trong trong học tập, thực hiện nề nếp đảm bảo đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để rèn luyện ý thức kỉ luật, trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ học tập, đối với bản thân, thầy, cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng.
Khối lượng học tập hợp lý
Khối lượng học tập hợp lí, phù hợp