Giới thiệu về trường
1. Giới thiệu chung: Lịch sử, truyền thống, quy mô, thành tích nổi bật…
a. Lịch sử, truyền thống:
Trường Mẫu giáo Chim Non được thành lập từ năm 1955, là cơ sở giáo dục công lập thuộc Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, được UBND quận và Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng giao các nhiệm vụ đón nhận trẻ trong địa bàn phường Phạm Đình Hổ có nhu cầu đến lớp.
Trải qua 69 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ CBQL, giáo viên, nhân viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện, khắc phục khó khăn, dệt nên những trang vàng truyền thống với rất nhiều thành tích rạng ngời. Những thành tích cao nhà trường đã đạt được trong những năm qua: Huân chương lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba cho tập thể và tổ dạy; Lá cờ đầu ngành GDMN; Cờ luân lưu của Chính phủ; Đơn vị anh hùng lao động; Huân chương độc lập hạng 3; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua xuất sắc thành phố; Bằng khen của UBND thành phố; Tập thể lao động xuất sắc...
b. Quy mô:
Trường Mẫu giáo chim Non là trường có 1 điểm tập trung. Nhà trường có diện tích đất 1.608,2m2. Diện tích sử dụnglà 3186m2, bình quân 13,2 m2/1 trẻ. Khối nhà gồm 3 tầng, 1 tum với 09 lớp học, 02 phòng chức năng, 01 khu bếp, 01 phòng y tế và khu hành chính. Nhà trường có khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường có sân chơi cho trẻ tại tầng 1 và tầng 4 rộng rãi, sạch sẽ; cây xanh được bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Hệ thống các phòng học, phòng chức năng, nhà bếp, trang thiết bị, CSVC cơ bản đảm bảo phục vụ cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ; các nhóm lớp có đầy đủ thiết bị theo danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ giáo dục & đào tạo ban hành đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ hiện đại. Nhà trường có kế hoạch và biện pháp cụ thể trong quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị hiện có. Bằng nguồn kinh phí được giao hàng năm, nhà trường thường xuyên tu sửa, đầu tư CSVC, thiết bị hiện đại về CNTT phục vụ cho công tác giáo dục trẻ. Nhà trường có đầy đủ hồ sơ, sổ sách quản lý theo quy định, thường xuyên rà soát kiểm tra và điều chỉnh, bổ sung cập nhật. Bên canh đó, nhà trường luôn chú trọng việc xây dựng khung cảnh môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tạo cảnh quan sư phạm xanh-sạch-đẹp để giáo viên và học sinh hào hứng làm việc và học tập đạt kết quả cao.
Năm được công nhận trường chuẩn quốc gia: Trường được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2016, được công nhận lại trường Chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2021 theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 18/3/2022.
c. Thành tích nổi bật:
- Danh hiệu thi đua: Tập thể đạt Bằng khen của UBND thành phố
Tập thể Lao động tiên tiến cấp quận
- Danh hiệu thi đua cá nhân: 09 CSTĐ, 26 LĐTT
- Tổ chức có chất lượng các phong trào thi đua, các hội thi trong nhà trường, mọi thành viên đều nhiệt tình hưởng ứng tham gia và đạt kết quả cao.
- Hội thi giáo viên giỏi - nhân viên giỏi: Cấp quận: 02 NV đạt giải Nhất Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi
- Triển lãm đồ dùng dạy học cấp trường: 04 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba
- Cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử” cấp trường và Ngày hội CNTT:
* Cấp trường: 02 bài giảng điện tử E-learing đạt giải Xuất sắc Hội “Thiết kế bài giảng điện tử E-learing” cấp trường
* Cấp quận: Đạt 01 giải Xuất sắc, 01 giải Nhất thiết kế Bài giảng điện tử E-learing cấp quận; 01 giải Nhất thi Kỹ năng CNTT dành cho GV.
* Cấp thành phố: Đạt 01 giải Nhì thiết kế Bài giảng điện tử E-learing cấp Thành phố; 01 giải Khuyến khích thi Kỹ năng CNTT dành cho GV cấp Thành phố.
- Hội thi “ Viết về gương điển hình tiên tiến và người tốt việc tốt”:
* Cấp trường: 36 bài viết
* Cấp quận: gửi dự thi 6 bài;
- Phong trào viết SKKN:
* Cấp trường: 8 giải A, 4 giải B, 16 giải C
* Cấp quận: 5 bản đạt SKKN câp quận
- Kiểm tra y tế học đường: 99/100 điểm
- Phong trào hiến máu nhân đạo: 3/3chỉ tiêu (hoàn thành chỉ tiêu giao)
- Các chỉ tiêu thi đua luôn hoàn thành và vượt so với kế hoạch đã xây dựng:
+ 100% lớp thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non cho từng lứa tuổi và thực hiện xây dựng kế hoạch năm học theo hướng dẫn mới của Sở GD&ĐT.
+ 100% lớp có ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài và giảng dạy; 9/9 lớp thực hiện “Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ sổ sách Kế hoạch giáo dục”
+ Trang Website, Fanpage của nhà trường được được cập nhật thường xuyên tin tức của nhà trường đem lại hiệu quả trong việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ: http://maugiaochimnon-hbt.edu.vn
+ Tập thể nhà trường là một khối đoàn kết thống nhất, đội ngũ CBGVNV luôn được quan tâm bồi dưỡng ngày một đồng đều hơn.
+ Học sinh có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn hồn nhiên, đạt yêu cầu theo độ tuổi, được đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong mọi hoạt động.
+ Năm học 2023 - 2024, nhà trường đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương tiếp nhận 100% trẻ trong độ tuổi trên địa bàn phường Phạm Đình Hổ có nhu cầu vào học tại trường.
+ Qua các kỳ kiểm tra, đánh giá của các ban ngành trong quận và PGD trường luôn được xếp loại tốt.
+ Đồ dùng trang thiết bị được trang bị đầy đủ và ngày càng hiện đại đảm bảo điều kiện, đáp ứng được thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
2. Giới thiệu các tiêu chí dưới đây (nếu có):
a.Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em
Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em là môi trường giáo dục đảm bảo cả về sự an toàn thể chất lẫn tinh thần cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ.
Mỗi khu vực vui chơi được xây dựng dựa trên mục tiêu giáo dục, đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi mầm non, tạo ra môi trường sáng tạo vừa mang tính hiện đại vừa mang tính truyền thống, một môi trường giáo dục nhân văn, giáo dục từ trái tim để hình thành những em bé hạnh phúc. Nhà trường đã xây dựng được các góc chơi tạo không gian mở.
Các lớp học có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo quy định của Bộ GDĐT, bên cạnh đó có những thiết bị hiện đại của trường chuẩn quốc gia như: Màn hình led, màn hình tương tác, máy tính, máy in tại 100% các lớp và các phòng chức năng, máy tập gym… Giáo viên có nhiều sáng tạo xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động đảm bảo an toàn, thân thiện.
Khu vực vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị như vòi nước, hệ thống ống dẫn nước, các thiết bị điện, điện tử luôn được kiểm tra thường xuyên.
b.Trường học không gian học tập và vui chơi xanh
Trường học với không gian học tập và vui chơi xanh là một mô hình hướng tới sự phát triển bền vững, kết hợp giữa giáo dục và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của trường học này là tạo ra môi trường học tập lành mạnh, thân thiện với thiên nhiên, giúp học sinh phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Khuôn viên nhiều cây xanh: Khuôn viên trường được thiết kế với nhiều cây xanh, vườn cây, và thảm cỏ, giúp giảm thiểu tiếng ồn, tạo không khí trong lành, đồng thời giúp trẻ em tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên. Có thể thiết kế các khu vườn học tập
Lớp học thông thoáng và tận dụng ánh sáng tự nhiên: Thiết kế phòng học thông thoáng, tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên để giảm thiểu sử dụng điện năng, đồng thời giúp không gian học tập trở nên dễ chịu và giảm căng thẳng cho học sinh.
Khu vui chơi ngoài trời: Các khu vực chơi ngoài trời với các dụng cụ thân thiện với môi trường như xích đu, cầu trượt bằng vật liệu tự nhiên hoặc tái chế, sân chơi trên cỏ thay vì bê tông. Điều này giúp học sinh vừa vui chơi vừa được tận hưởng không khí trong lành.
Khuyến khích tái chế và giảm thiểu rác thải: Trường có các chương trình phân loại, tái chế, và sử dụng vật liệu tái chế trong sinh hoạt và học tập.
c.Trường học có giáo viên thân thiện
Giáo viên thân thiện là một môi trường giáo dục mà ở đó, giáo viên không chỉ đóng vai trò giảng dạy mà còn là người bạn đồng hành, hỗ trợ và động viên học sinh trong quá trình học tập và phát triển. Giáo viên thân thiện giúp xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, tạo nên một môi trường học tập thoải mái, khuyến khích học sinh tự tin và phát triển toàn diện
Tạo không khí lớp học gần gũi: tạo ra một không gian lớp học mà học sinh cảm thấy thoải mái để đặt câu hỏi và thảo luận. Khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến và chia sẻ suy nghĩ của mình mà không lo sợ bị phán xét.
Lắng nghe và thấu hiểu: Giáo viên không chỉ giảng dạy mà còn lắng nghe những khó khăn, lo lắng của học sinh, giúp đỡ các em vượt qua thử thách cá nhân và học tập. Sự lắng nghe này giúp học sinh cảm thấy được quan tâm và có giá trị.
Tôn trọng sự khác biệt của học sinh: Mỗi học sinh đều có năng lực và cách học tập khác nhau. Giáo viên sẽ tìm cách điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với từng học sinh, thay vì áp đặt một cách học chung cho tất cả.
Sử dụng phương pháp học tập tích cực: Giáo viên không chỉ giảng giải lý thuyết mà còn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động nhóm, thảo luận, và trải nghiệm thực tế. Điều này giúp học sinh học hỏi hiệu quả hơn và phát triển khả năng tư duy phản biện.
Động viên và khen ngợi đúng lúc: Giáo viên luôn biết cách khích lệ và động viên học sinh, dù thành công hay thất bại. Họ hiểu rằng mỗi học sinh đều cần sự động viên để tự tin hơn và không ngừng cố gắng.
Tạo cơ hội phát triển cho mọi học sinh: giáo viên luôn tìm cách khuyến khích mỗi học sinh phát huy hết khả năng của mình, không để bất kỳ ai cảm thấy bị bỏ rơi hay lạc lõng trong lớp học.
d.Trường học có phương pháp dạy học hấp dẫn
Từ năm học 2023-2024, nhà trường phát triển chương trình GD với nhiệm vụ đổi mới: “Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ”; ngoài ra còn có nội dụng chủ đề của năm học là “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”
Trong giai đoạn hiện nay, STEAM được coi là phương pháp giáo dục hiện đại. Phương pháp giáo dục STEAM là phương pháp mang lại cho người học các kiến thức kỹ năng tổng hợp từ 05 lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). STEAM tạo cho trẻ nhiều cơ hội để rèn luyện sự bền bỉ trong trải nghiệm khám phá thực tế, xây dựng và phát triển kỹ năng tự tìm tòi nghiên cứu, mở rộng vốn từ và sự hiểu biết, củng cố tư duy phản biện, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và suy ngẫm, kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Với những lợi ích đó, ứng dụng sử dụng phương pháp STEAM trong chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho các lớp để thực hiện các hoạt động giáo dục ứng dụng phương pháp Steam, công tác bồi dưỡng giáo viên cũng được nhà trường quan tâm. Trong năm học, trường đã tổ chức bồi dưỡng về việc ứng dụng phương pháp STEAM cho 100% giáo viên. Tại các buổi sinh hoạt chuyên môn toàn trường, tổ khối giáo viên được thảo luận việc ứng dụng phương pháp sao cho hiệu quả nhất phù hợp với đặc điểm của trẻ, của lớp, của trường. 9/9 lớp ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM (dạy 3-4 hoạt động/tháng) vào tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong từng tháng. Với phương châm tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình; Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh. Đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ em, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Nhà trường đã tổ chức các giờ học kiến tập cấp trường với 9/9 lớp tham dự, giáo viên đã lựa chọn các hoạt động ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao
e.Trường học có nhiều hoạt động ngoại khóa
Năm học này, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, hoạt động thể thao toàn trường, đi tham quan dã ngoại...:
- Ngày hội “Bé vui đón Tết trung thu”
- Ngày hội “ Sắc màu trải nghiệm Halloween”
- Tổ chức Ngày hội vẽ tranh sáng tạo nghệ thuật và Mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Tổ chức Ngày hội STEAM và Noel
- Tổ chức Ngày hội “Bé với trò chơi dân gian”
- Tổ chức Ngày hội trải nghiệm đa giác quan
- Tổ chức Trải nghiệm "Hair & Nails salon" và ngày 8/3
- Tổ chức Lễ hội mùa hè (SUMMER CARNIVAL) và Ngày hội đọc sách
- Tổ chức “ Lễ ra trường cho học sinh khối MGL”
Về hoạt động ngoại khóa ( tham quan, dã ngoại...) của học sinh: Nhà trường sẽ tiến hành cho các cháu đi ít nhất 2 lần/năm
f.Trường học quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
- 100% trẻ đến trường được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân
- Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn tại nhà trường đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp với cá nhân trẻ. Thực hiện Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2022 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh.
- Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở GDMN. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức.
- Bếp ăn thực hiện tốt qui định vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của cơ quan quản lý nhà nước, lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm tốt, rõ trách nhiệm giải trình về chất lượng thực phẩm. Khuyến khích phụ huynh tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn, tổ chức bán trú cho trẻ tại cơ sở GDMN. Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì.
- 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên nắm được Quy chế nuôi dạy trẻ và các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Đổi mới hình thức truyền thông quảng bá bằng hình ảnh cho cha mẹ trẻ và cộng đồng biết về thực đơn ăn bán trú, các điều kiện, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ... tại bảng thông tin tuyên truyền và website của nhà trường.
* Bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết:
Xây dựng mức ăn cho . Số bữa ăn/ngày của trẻ: Mẫu giáo: 1 bữa chính, 1 bữa phụ.
Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: đối với trẻ mẫu giáo: P: 13 ->20; L: 25->35; G: 52->60; Ca: 350 - 420mg/ngày/trẻ; B1: 0.41 –0.52mg/ngày/trẻ) đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định của Thông tư 28/2016/TT-BGD&ĐT và tiêu chuẩn có trên 10 loại thực phẩm trong đó có từ 3-5 loại rau, củ và bao gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng. Lưu ý: Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%.Thực đơn hạn chế sử dụng đường và muối, lượng đường không quá 15g/trẻ/ngày, lượng muối không quá 3g/trẻ/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi theo khuyến cáo.
* Bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý:
Thực đơn: xây dựng thực đơn trẻ mẫu giáo theo Chương trình GDMN quy định. Thực đơn sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, tăng cường rau xanh, quả chín, sữa và các chế phẩm từ sữa. Có các hoạt động can thiệp, điều chỉnh chế độ ăn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, thấp còi, thừa cân, béo phì, không cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn.
g.Học sinh được sáng tạo
Học sinh học tập tại trường Mẫu giáo Chim Non được sáng tạo trong môi trường học khuyến khích đổi mới và khám phá giúp phát triển tối đa tiềm năng cá nhân. Nhà trường không chỉ dạy kiến thức lý thuyết mà còn tổ chức các hoạt động thực hành cho trẻ trải nghiệm, giao lưu tập thể, thực hiện các bài tập mở, học sinh được thực hiện ý tưởng riêng. Việc sáng tạo đã giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và khám phá mới lạ, nuôi dưỡng đam mê và tạo động lực cho học sinh trong học tập và cuộc sống.
h.Khối lượng học tập hợp lý
TrườngMẫu giáo Chim Non xây dựng chương trình giáo dục theo phương pháp giáo dục STEAM, trong năm học có khối lượng học tập hợp lý giúp học sinh đạt được trải nghiệm. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó đã giúp học sinh có đủ không gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa, sáng tạo và rèn luyện thể chất, giúp học sinh duy trì động lực học tập lâu dài và phát triển cả toàn diện về phẩm chất và năng lực.
Trường Mẫu giáo Chim Non đăng ký tham gia bình chọn sự kiện “Trường học hạnh phúc” 2024 trên Tạp chí Trẻ em Việt Nam