09:31 18/09/2023

Bạc Liêu: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Bình An

Trước yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Bạc Liêu đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

Được biết, ngày 15/4/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ký ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND triển khai thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 3 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Dự án 5 “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” năm 2022 của Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

anh 1anh 1
Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu phấn đấu 80% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Mục tiêu của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Để góp phần đào tạo kỹ năng, nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đó chú trọng chuyển đổi số. Chỉ tính trong năm 2022, đã đào tạo được 14.500 người, đạt 103,6% kế hoạch, trong đó đại học 450 sinh viên, cao đẳng 691 sinh viên, trung cấp 571 học sinh, sơ cấp 970 người, đào tạo dưới 3 tháng 11.818 học viên. Đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.752 học viên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.055 người, truyền nghề 3.086 người, liên kết, hợp tác đào tạo trong và ngoài tỉnh 3.925 người. Góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo đạt 67,36%, tỷ lệ lao động có chứng chỉ, bằng cấp 25,63%.

Trong năm 2023, tỉnh Bạc Liệu triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm 2023. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số, phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số; quan tâm đào tạo, phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương pháp dạy và học; chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường.

z4686558694235_f9bc0969f24fa1928bc88ba7d6f331e7
Đưa cabin điện tử vào để quản lý học viên đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu thực hiện chuyển đổi số tại Trường giai đoạn 2022 - 2025 định hướng đến năm 2030, với mục tiêu triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy - học, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học; tăng cường hiệu quả công tác quản trị nhà trường tạo đột phá về chất lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nội dung thực hiện chuyển đổi số tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu gồm: Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị, học liệu số và dữ liệu số về giáo dục nghề nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Phát triển chương trình, nội dung đào tạo các trình độ phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; Số hoá dữ liệu về hoạt động giáo dục nghề nghiệp bảo đảm chất lượng; Hoàn thiện chuyển đổi số hoạt động quản trị nhà trường (quản lý hoạt động đào tạo, quản trị nhân sự, quản trị tài chính và cơ sở vật chất).

Theo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, phấn đấu đến năm 2030 Trường sẽ phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, đạt 100% nhà giáo và viên chức quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

Về đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, Trường phấn đấu 100% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số; 100% chương trình đào tạo được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Trong lĩnh vực quản lý số và quản trị số, trường phấn đấu đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công tỉnh và tích hợp vào cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Có 70% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp vào năm 2030; 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu cũng là một trong số đơn vị thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp từ năm 2022. Thực hiện chương trình này, Trường đẩy mạnh mục tiêu phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và viên chức quản lý. Theo đó, phấn đấu 80% nhà giáo và viên chức quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên mỗi trường số; 80% nhà giáo được đào tạo phát triển học liệu số.

Trong đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, Trường phấn đấu 80% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số; 80% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Về hạ tầng, nền tảng và học liệu số, sẽ hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy - học; Nhà trường có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia; Có 50% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp; Số hoá hoạt động của nhà trường: quản lý tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chất lượng, phát triển chương trình, quản lý nhà giáo, quản lý học sinh, sinh viên, kết nối doanh nghiệp;…

Đối với Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, việc thực hiện chuyển đổi số được Trường thực hiện từ năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, Trường đã thực hiện một số công tác chuyển đổi số như: Sử dụng chữ ký số để ký tất cả các văn bản hành chính trên hệ thống Quản lý văn bản của tỉnh Bạc Liêu; Gửi - nhận văn bản qua hệ thống; Đưa cabin điện tử vào để quản lý học viên đào tạo lái xe ô tô; Tâp huấn cho cán bộ, giáo viên trong công tác chuyển đổi số của giáo dục nghề nghiệp về soạn bài giảng trực tuyến, sử dụng phần mềm Quản lý đào tạo chính quy,…

Trường cũng phấn đấu thời gian tới sẽ đạt mục tiêu phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và viên chức quản lý trong nhà trường. Trong đó, 80% nhà giáo và viên chức quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 80% nhà giáo được đào tạo phát triển học liệu số; 80% viên chức – người lao động sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc để trao đổi, xử lý công việc trên môi trường mạng; Triển khai sử dụng chữ ký số tất cả các văn bản điện tử.

Về đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, Trường phấn đấu đạt 80% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số; 80% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Đối với hạ tầng, nền tảng và học liệu số, Trường đặt mục tiêu hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy - học; Nhà trường có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia; Có 50% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp; Có 50% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Phấn đấu nhà trường trở thành trường học số.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận