“Tổng đài không chỉ tiếp nhận các cuộc gọi từ trẻ em mà cả các cuộc gọi từ người lớn như cha mẹ, người chăm sóc trẻ, tất cả những người quan tâm đến vấn đề trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thông tin.
TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội cho rằng, nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến xâm hại, bạo hành với trẻ em đến từ việc gia đình các bé đã không quyết liệt ngăn chặn, tố cáo hành vi xâm hại để bảo vệ trẻ em. Điều này vô tình khiến kẻ bạo hành được củng cố sự “tự tin” rằng vụ việc sẽ không được đưa ra ánh sáng
Hành vi của người mẹ đánh con 6 tuổi tử vong là rất tàn nhẫn, đáng lên án, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em, vi phạm pháp luật. Hành vi có dấu hiệu tội giết người và hành hạ người khác.
Ngày 9/12, Cục Báo chí phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và các đơn vị liên quan tổ chức Khóa tập huấn “Kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất tin, bài trên báo chí” tại Hà Nội.
Ngoài vấn nạn bạo hành trẻ em, vụ án còn cho chúng ta nhiều bài học giá trị về hôn nhân, về tình thương, trách nhiệm, cách ứng xử của cha mẹ với con cái trong những gia đình rơi vào cảnh “rổ rá cạp lại” dẫn đến “con ông, con bà, con chúng ta”…
Trẻ em cần được an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình, bạo lực vẫn được sử dụng làm phương tiện để dạy dỗ và giáo dục con cái… Khi các hình thức kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, thì trẻ em sẽ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương.
Bạo hành là câu chuyện không còn xa lạ ở xã hội hiện nay. Dù đã có nhiều bài học, nhiều hệ quả đau lòng vì vấn nạn này nhưng dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh, răn đe. Câu chuyện cũ nhưng nỗi đau luôn mới, nỗi đau từ bạo hành không chỉ gây ra những vết bầm tím, vết thương về thể chất mà còn gây ra những nỗi đau 'vô hình' cho tinh thần.