15:24 14/09/2022

Cách sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn giao thông

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Thời gian qua, BV Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ được chuyển đến cấp cứu do chấn thương nặng sau tại nạn giao thông (TNGT). Điều đáng buồn là phần lớn các tai nạn đều do phụ huynh của các em trước khi tham gia giao thông đã uống rượu bia.

TS.BS Lê Nguyên Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Ghép tạng cho biết: Trẻ bị TNGT nhập viện hầu hết đều có những vết thương nặng, phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt học tập và trưởng thành của các cháu trong 1 thời gian rất dài. Đáng nói, các tai nạn đều do ý thức của phụ huynh kém khi tham gia giao thông mà trước đó tụ tập uống rượu trong những ngày nghỉ lễ.

Theo các bác sĩ những chấn thương này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt học tập và trưởng thành của các cháu trong 1 thời gian rất dài.

Điển hình là trường hợp em T.K.L (6 tuổi, Hà Nội) được bố đèo đi chơi dịp nghỉ lễ. Trước đó, bố của em có sử dụng rượu bia, và khi tham gia giao thông đã tự ngã. Em L. xây xát ở vùng gối bẹn, vết thương tầng sinh môn phức tạp 4x5cm có dính nhiều đất, bị đứt 1 phần cơ thắt, vết thương ở gối phải nham nhở, nhiều dị vân, lộ gân.

Sau khi thăm khám và cho bệnh nhi làm các chỉ định cần thiết, em L đã được các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu kịp thời. 2 kíp mổ đã được tiến hành trong cùng 1 ca phẫu thuật. TS.BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, đã tiến hành cắt lọc tổ chức dập nát, khâu lại cơ thắt ngoài, khâu tạo hình lại vết thương âm đạo cho em L.

c3eab21b76599f07c648
TS.BS Nguyễn Việt Hoa, BV Hữu nghị Việt Đức khám cho bệnh nhi bị TNGT. Ảnh: BVCC

Một trường hợp khác là em N.Đ.Q. (6 tuổi, Thái Nguyên) bị TNGT, được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng tỉnh, xây xát toàn thân, vết thương phức tạp ở tầng sinh môn kích thước 10x2 cm. Bên trong vết thương nhiều dịch phân, lóc rộng ra phía sau, đứt toàn bộ cơ thắt.

BS. Nguyễn Việt Hoa, đã mổ cấp cứu, cắt lọc xử lý vết thương tầng sinh môn, đưa đại tràng ra làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhi. Hiện tại hậu phẫu, người bệnh tỉnh táo, ăn uống tốt, đang được chăm sóc vết thương.

Cách phòng tránh

- Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia lưu thông

- Thực hiện đúng Luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông

- Khách tham quan, giáo viên phụ huynh không chạy xe trong khuôn viên trường học

- Chấp hành giao thông ở trước cổng trường; Khi đi tới trường các em học sinh cần vào trong trường không tụ tập ngoài cổng trường, khi tan học ra khỏi cổng trường cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình và đi vào phần đường của mình không tụ tập ở cổng trường gây ùn tắc giao thông cho người đang tham gia giao thông.

– Khi đi bộ qua cổng trường cần quan sát đường trước khi sang phần đường của mình. Không được đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông cho mình và cho người tham gia giao thông trên đường

- Đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô…

- Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Cách sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn giao thông

- Với người bị thương nhẹ: Có biểu hiện tỉnh táo, không chảy máu, không có vết thương hở và tự đứng dậy được thì cần phải nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế kiểm tra.

- Nếu bệnh nhân bị chảy máu: Phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay khăn hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương. Động tác này rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

- Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: Như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng… thì phải cố định chỗ gãy. Gãy chi trên thì nên lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện. Trong quá trình di chuyển tránh gây chuyển động mạnh.

- Người bị thương nặng: Trong tình trạng hôn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo lần lượt 3 bước: khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều biện pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo,… kiểm tra nhịp tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận