19:19 01/11/2024

Nhịp đập kinh tế Việt Nam: Hướng tới tăng trưởng bền vững trong bối cảnh thay đổi toàn cầu 

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Ngày 1/11 tại Hà Nội, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Diễn đàn thường niên “Nhịp đập Kinh tế Việt Nam”.

Diễn đàn “Nhịp đập Kinh tế Việt Nam” (VEP) đã trở thành diễn đàn hợp tác thường niên nhằm phân tích các định hướng chính sách phù hợp với xu hướng phát  triển công nghệ và môi trường bền vững. Với chủ đề "Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới", các nhà kinh tế học và lãnh đạo doanh nghiệp đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và đóng góp ý kiến để Việt Nam có thể nâng cao năng lực công nghệ, thu hút đầu tư và thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh. 

Diễn đàn VEP nhấn mạnh tầm nhìn dài hạn nhằm thúc đẩy một khuôn khổ kinh tế bao trùm, bền vững và có khả năng chống chịu với những cú sốc, để Việt Nam có thể trở thành một cường quốc công nghệ xanh và đổi mới sáng tạo. Với chiến lược hướng tới tương lai, Việt Nam có thể thích ứng và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

3 chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn bao gồm: Khảo sát vị thế của Việt Nam theo Cơ chế Điều chỉnh Biên giới  Carbon (CBAM) của EU và sự phát triển thương mại giữa Việt Nam-EU; Đánh giá mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng các thực hành bền vững và tận dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại toàn cầu; Đánh giá tình trạng hiệu quả và năng suất trong một số ngành công nghiệp chủ lực và khám phá các cách thức  để thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm củng cố hiệu suất kinh tế dài hạn của Việt Nam. 

z5987937088550_1520862443730a4f1ed45f1fd3620a6b
Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Trong bài phát biểu khai mạc, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP, bà Ramla Khalidi nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách hướng tới tương lai. Theo bà Ramia Khalidi, chủ đề diễn đàn “Nhịp đập kinh tế” năm nay phản ánh cam kết của tổ chức đối với các chiến lược chủ động, hướng tới tương lai nhằm tăng cường khả năng chống chịu và tận dụng các cơ hội đang có. 

Với nỗ lực vượt qua thời kỳ đầy thách thức với tình hình chính trị bất ổn gia tăng và tác động mạnh của biến đổi khí hậu, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự kiên cường, lấy sức mạnh kinh tế, tiến bộ công nghệ và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu làm trọng tâm trong lãnh đạo. Do đó, cuộc thảo luận tại diễn đàn sẽ giúp làm sáng tỏ những lựa chọn chiến lược mà Việt Nam có thể cân nhắc hướng tới xây dựng một tương lai bền vững và có tính cạnh tranh cao.

Đồng quan điểm với Trưởng Đại diện thường trú của UNDP, bà Trần Thị Hồng Minh Viện Trưởng Quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Diễn đàn hôm nay thể hiện mạnh mẽ cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, toàn diện và linh hoạt cho Việt Nam. 

Khi chúng ta đang nỗ lực vượt qua bối cảnh toàn cầu ngày càng phức tạp, được đánh dấu bởi những biến động địa chính trị và thách thức  môi trường, diễn đàn VEP giúp chúng ta cùng phân tích và xây dựng lộ trình hướng tới tương  lai, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ xanh, đổi mới sáng tạo và phát  triển bền vững".

Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam (VEP) được khởi xướng vào năm 2021 bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên  Hợp Quốc (UNDP), Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam là một sự kiện thường niên nhằm  mục đích tập hợp tri thức của các nhà hoạch định chính sách, học giả và doanh nhân để thảo luận về các vấn đề kinh tế hàng đầu hiện nay, và chia sẻ quan điểm về các xu hướng  mới trong kinh doanh và kinh tế, đặc biệt là những xu hướng liên quan đến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững. 

Mỗi diễn đàn VEP tập trung vào một chủ đề cụ thể và ngày càng quan trọng đối với phát  triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Các bài nghiên cứu được trình bày bởi các chuyên gia trong nước và quốc tế xoay quanh chủ đề này, kế tiếp là một cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia quốc tế và nhà đầu tư. Đại biểu tham gia có cơ hội được tiếp xúc với các phân tích chuyên sâu và cơ hội trao đổi ý tưởng với các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận