08:10 27/12/2022

Chuyên gia mách bí quyết chăm con mùa đông không ốm

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Nguyễn Ngọc Anh

Vào mùa đông, nhiều cha mẹ lo lắng vì con hay ốm hơn, nhất là các bệnh về đường hô hấp, dễ bị tái đi tái lại. Vậy cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho con vào mùa lạnh?

1. Luôn giữ ấm cho trẻ

Chăm con mùa đông cần mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, quan trọng là luôn phải giữ ấm phần cổ, tay, chân cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm.

Đảm bảo cho bé có giấc ngủ ngon.

2. Chế độ dinh dưỡng tốt

Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy đảm bảo duy trì các cữ bú cho con.

Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cho con trong mỗi bữa ăn: Nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, đặc biệt chú ý bổ sung nhóm rau quả giàu vitamin và khoáng chất.

Với nhiều bé biếng ăn, việc bổ sung thêm các vi chất là rất cần thiết để cơ thể bé có đủ đề kháng, miễn dịch. Mẹ nên chú ý bổ sung vitamin D, sắt, kẽm, tăng đề kháng... nhất là trong thời tiết này.

Cho bé uống đủ nước.

tre em
Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ với một chế độ ăn uống lành mạnh (Ảnh: Shutterstock).

3. Tắm cho bé đúng cách để bé không bị lạnh

Nguyên tắc tắm cho bé trong mùa đông lạnh là mẹ phải tắm từ dưới lên trên. Sau khi tắm xong thì lau người cho bé thật kỹ càng, đặc biệt chú ý lau khô bàn chân cho bé.

Vào mùa đông, mẹ có thể giảm tần suất tắm và rút ngắn thời gian tắm (khoảng 5 - 10 phút) để đảm bảo nước vẫn đủ ấm.

4. Vệ sinh đường hô hấp cho bé cẩn thận

Mẹ có thể khuyến khích con súc miệng bằng nước muối sinh lý. Đồng thời, định kỳ hãy kiểm tra tai và mũi bé, thỉnh thoảng phải ngoáy tai, rửa mũi cho bé.

Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Nơi đông người luôn ẩn chứa nhiều dịch bệnh nguy hiểm, vì vậy mẹ cần hạn chế để con ở nơi công cộng, hay tiếp xúc với nhiều người lạ.

Nếu cần ra ngoài, mẹ chú ý đeo khẩu trang che chắn cho con cẩn thận.

Tiêm chủng cho bé đầy đủ theo chương trình tiêm chủng.

5. Lưu ý khi con bi cảm lạnh

Cảm lạnh ở trẻ gây nên một số triệu chứng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi,.. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết khi trẻ mắc bệnh:

Nước mũi của trẻ chảy liên tục, sau một thời gian sẽ cô đặc lại, hắt xì hơi nhiều lần trong ngày, ngoài ra còn có chảy nước mắt.

Trẻ cảm thấy đau ở vùng họng, rát cổ, ho.

Trẻ mệt, khó chịu, đau đầu, quấy khóc, chán ăn. Một số trẻ có triệu chứng sốt.

Có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

6. Biện pháp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh ở trẻ

Cảm lạnh khiến bé khó chịu, mệt mỏi, vì thế cần có những biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ba mẹ hãy áp dụng những cách sau để chăm sóc bé khi con bị cảm lạnh:

Cho trẻ uống nhiều nước/sữa hoặc đồ ăn loãng như cháo, súp, canh…

Giảm ho cho trẻ bằng siro ho thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian như: Chanh đào ngâm mật ong, hoa hồng bạch hấp cách thủy, massage bàn chân bằng dầu nóng… (lưu ý trẻ sơ sinh không được dùng mật ong).

Vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nước muối biển sâu hoặc hút mũi cho bé khi bé bị chảy nước mũi nhiều.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều nếu trẻ mệt. Tạo độ ẩm cho phòng của bé để con không bị khô mũi, khó thở.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió.

Cảm lạnh ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy chăm sóc bé chu đáo hơn ngày thường để con nhanh chóng khỏi bệnh.

7. Những sai lầm cha mẹ thường mắc khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Tự ý dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ, cứ thấy con ho, sốt, đau rát họng… là cho rằng viêm phế quản, nên tự ý mua kháng sinh về cho con uống mà không cần sự thăm khám của bác sĩ. Sau đây là một số sai lầm thường thấy của cha mẹ khi con viêm phế quản:

Dùng lại đơn thuốc cũ

Do tâm lý ngại đi khám, nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện, ho, sốt, sổ mũi "giống lần ốm trước", nên đã dùng ngay lại đơn thuốc cũ. Kết quả là trẻ uống thuốc nhưng bệnh không khỏi, thậm chí bệnh còn có nguy cơ chuyển nặng hơn.

Tự ý tăng liều thuốc

Thấy con sốt, mệt mỏi, ho… nhiều bậc cha mẹ mong muốn cho nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều thuốc. Điều này làm cho bệnh không khỏi nhanh mà còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

Dùng thuốc không hết đơn

Việc dùng thuốc không hết đơn có thể khiến các triệu chứng nhanh chóng quay trở lại, khiến cho bệnh càng nặng hơn và việc điều trị phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn.

Dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài

Hậu quả là trẻ bị ức chế miễn dịch kéo dài, làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Đáng thương hơn một số trẻ còn bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc chống viêm kéo dài.

Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ trẻ bị viêm phế quản như:

Nghẹt mũi, sổ mũi.

Trẻ ho, thường về đêm hoặc sáng.

Đau ngực: Hay gặp ở trẻ lớn, cảm giác đau sau xương ức, cơn đau tăng sau mỗi cơn ho.

Sốt: Có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ cũng có trường hợp không sốt, thường trẻ sốt 38-39 độ C.

Đau mỏi người, nôn, bú kém (với trẻ còn bú mẹ).

Cha mẹ cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

bác sĩ đoàn hải đăng - bác si nhi
Bác sĩ Đoàn Hải Đăng (nguyên bác sĩ Nhi, Bệnh viên Nhi Thanh Hóa).

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Đoàn Hải Đăng (nguyên bác sĩ Nhi, Bệnh viên Nhi Thanh Hóa. Hiện, anh là người sáng lập của chuỗi siêu thị mẹ và bé, group Bí quyết chăm con, được nhiều phụ huynh yêu mến gọi là “bác sĩ bỉm sữa”).

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận