Bé mấy tháng ăn dặm? Các phương pháp cho bé ăn dặm
Giai đoạn ăn dặm được xem là bước đánh dấu sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để ăn dặm cho bé đúng cách là điều không phải mẹ bỉm sữa nào cũng nắm được.
Khi nào nên cho bé ăn dặm là điều các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nên cho bé ăn dặm đúng thời điểm, như vậy mới có thể giúp trẻ hấp thu được những dưỡng chất từ thức ăn.
1. Thời điểm nên cho trẻ ăn dặm
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, trẻ cần được cho ăn bổ sung (ăn dặm) hợp lý để đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ. Đồng thời tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất cho đến khi trẻ được 18-24 tháng.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nguồn sữa mẹ lúc này không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện nên có thể tiêu hóa được những loại thức ăn đậm đặc hơn sữa mẹ.
2. Thực đơn cho trẻ ăn dặm
Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Tinh bột: Chủ yếu là gạo tẻ, gạo tám mới.
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm… Khi mới bắt đầu tập ăn dặm nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu. Từ tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua… Tháng thứ 8 trở đi trẻ cần ăn đa dạng hơn.
- Chất béo: Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1. Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, ôliu...). Riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten.
- Vitamin và khoáng chất: Các loại rau và trái cây như: cà rốt, củ cải, bí đỏ, rau ngót, rau dền, chuối, cam, táo, đu đủ…
3. Có nên cho muối vào bột ăn dặm của trẻ không?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhu cầu muối cho trẻ nhỏ được quy định như sau:
Nhóm 0-5 tháng tuổi: 0,3g muối/ngày (hoặc 100mg natri/ngày)
Nhóm 6-11 tháng tuổi: 1,5g muối/ngày (hoặc 600mg natri/ngày)
Nhóm 1-2 tuổi: 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg natri/ngày)
Tuy nhiên lượng muối ở trong các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, thịt… đã có hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của trẻ. Ví dụ như sữa có khoảng 240mg natri/l hoặc 75mg natri cho một bát bột trẻ em. Vì vậy, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường mà không nên nêm muối để tránh dẫn tới thừa natri.
4. Các phương pháp cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm thường được chia thành hai cách tiếp cận chính: truyền thống và tự chỉ huy.
Ăn dặm tự chỉ huy
Trong phương pháp này, trẻ sơ sinh được khuyến khích tự ăn ngay từ đầu. Bạn có thể giới thiệu thức ăn rắn như thức ăn cho trẻ và cho phép con bạn khám phá chất rắn theo tốc độ của riêng chúng.
Ưu điểm
Nó khuyến khích việc ăn uống độc lập sớm hơn.
Trẻ sơ sinh có thể dễ quyết định thời điểm ăn no hơn và ít bị thừa cân về lâu dài.
Nó làm giảm nhu cầu nấu nướng riêng biệt, vì các bữa ăn gia đình thường thích hợp.
Cả gia đình bạn có thể ăn cùng nhau.
Nhược điểm
Nó làm tăng mối quan tâm xung quanh nôn mửa và nghẹt thở. Tuy nhiên, nếu được cung cấp thức ăn thích hợp, nguy cơ bị sặc của bé sẽ không cao hơn so với cách tiếp cận truyền thống.
Rất khó để biết bé đã ăn bao nhiêu thức ăn.
Nó có thể rất lộn xộn.
Có thể khó xác định dị ứng thực phẩm hơn, vì một số loại thực phẩm thường được đưa vào cùng một lúc.
Ăn dặm truyền thống
Trong cách tiếp cận này, bạn cho bé ăn và dần dần làm quen với thức ăn đặc hơn. Bạn sẽ bắt đầu xay nhuyễn mịn trước khi chuyển sang thức ăn nghiền và cắt nhỏ, sau đó là thức ăn dạng ngón và cuối cùng là những miếng nhỏ.
Ưu điểm
Dễ dàng hơn để xem con bạn đã ăn được bao nhiêu.
Nó bớt lộn xộn hơn.
Nhược điểm
Làm các bữa ăn riêng biệt và phải cho bé ăn có thể tốn nhiều thời gian.
Có thể có nguy cơ cao hơn khi cho ăn quá nhiều, vì bạn có thể gặp khó khăn trong việc đọc cảm giác no của con mình.
Nếu trẻ đã quá quen với việc xay nhuyễn mịn, có thể khó chuyển chúng sang các loại có kết cấu khác.
5. Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu
Khi đã lựa chọn được thời điểm ăn dặm tốt nhất, phù hợp nhất với trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Ăn dặm nhưng không thay thế sữa mẹ hoàn toàn: Những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ nên lưu ý về vai trò quan trọng của sữa mẹ và hãy cho con ăn dặm nhưng không hoàn toàn thay thế sữa mẹ bằng chế độ ăn dặm. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn dặm của con để cân bằng với nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Trẻ nên được bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc: Mẹ nên lựa chọn gạo trắng để cho con ăn dặm lần đầu tiên. Không chỉ tăng cường bổ sung dưỡng chất, gạo cũng là thực phẩm lành tính và ít có nguy cơ dị ứng so với những loại ngũ cốc khác.
Trẻ cần có thời gian để làm quen với chế độ ăn dặm: Khi đang quen bú sữa mẹ, chế độ ăn dặm có thể khiến bé cảm thấy hơi khó khăn. Mẹ cần cho chon thời gian để làm quen với chế độ ăn vô cùng mới mẻ này. Nên cho con ăn từ từ, có thể chỉ khoảng 1 đến 2 muỗng. Khi đã quen, trẻ sẽ rất thích thú và đó cũng là lúc mà mẹ có thể tăng lượng thức ăn hoặc tăng số bữa ăn cho trẻ.
Nên cho con ăn bột ngọt trước và bột mặn sau: Mẹ nên cho con ăn thử bột ngọt trước. Mẹ chỉ cần pha sữa công thức với sữa mẹ và không cần cho thêm thực phẩm nào khác. Nếu thấy bé thích nghi tốt sau 2 đến 4 tuần, mẹ có thể chuyển sang bột mặn. Khi chuẩn bị bột mặn cho bé, mẹ nên cho thêm thịt, cá, một số loại rau,… để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết dành cho trẻ.
Không nên ép trẻ ăn: Nếu trẻ ngậm miệng, nhè thức ăn, hay quay sang chỗ khác hoặc khóc lên khi thấy đồ ăn,... thì mẹ không nên ép con ăn. Tốt nhất, mẹ nên dừng lại và chờ đến khi trẻ đói thì tiếp tục cho trẻ ăn. Đối với những loại thực phẩm mới, nếu bé không muốn ăn, mẹ không nên ép con mà hãy kiên nhẫn thử lại vào lần sau. Trẻ cần thời gian để thích nghi với những thực phẩm mới.
Số bữa ăn: Trong lần đầu tiên ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng và chỉ duy nhất 1 bữa/ ngày. Khi thấy trẻ có biểu hiện thích nghi tốt, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, mẹ hãy tăng dần số bữa ăn lên.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất