15:11 27/09/2022

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ táo bón như thế nào?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An

Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia tháng 12/2021, khoảng 90 - 95% trường hợp táo bón ở trẻ là táo bón chức năng mà nguyên nhân chủ yếu do:

- Do trẻ chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân.

- Do chế độ ăn: thiếu chất xơ, ăn quá nhiều đạm, dị ứng sữa, uống ít nước…

- Do các yếu tố tâm lý - giáo dục: tâm lý căng thẳng, do điều kiện sống - vệ sinh.

- Do còi xương, do sử dụng thuốc như kháng sinh….

- Bắt đầu tuổi đi học, trẻ tự sử dụng nhà vệ sinh, sợ đi ngoài không thoải mái, sợ không xin phép cô giáo dẫn đến nhịn đi ngoài.

bai_viet_tao_bon__2

Triệu chứng táo bón

- Giảm số lần đi ngoài và khó đi ngoài.

- Són phân, kích thước phân lớn, đau khi đi ngoài.

- Căng thẳng khi đi ngoài, đau bụng, chán ăn, nôn và chảy máu ở trực tràng.

- Táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, phát triển thể chất và chất lượng cuộc sống của trẻ

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ táo bón như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phục hồi và giúp trẻ phòng tình trạng táo bón kéo dài. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ táo bón như sau:

- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.

- Chú ý bổ sung đủ chất xơ từ rau xanh và các loại hoa quả giàu chất xơ, các thực phẩm có tính chất nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, rau dền, rau khoai lang, củ khoai lang, đu đủ, thanh long, chuối, cam, bưởi, quýt… Ăn vừa đủ các loại thịt. Hạn chế ăn cà rốt, ổi, hồng xiêm.

 Trên thực tế, cà rốt là loại củ quả khi nấu ăn cho vị ngọt, nên thường được các mẹ sử dụng nhiều khi nấu cháo. Tuy nhiên, cà rốt giàu chất xơ nhưng chủ yếu là chất xơ không hòa tan nên ăn nhiều có thể gây táo bón.

Còn với ổi và hồng xiêm, hay quả hồng ngọt giàu tannin, bởi vậy khi ăn mềm, ngọt, nhưng ăn nhiều có thể gây táo bón.

- Chú ý cho trẻ uống đủ nước khi trẻ bị táo bón. Lượng nước trẻ cần trong 1 ngày:

Trẻ em từ 1kg đến 10kg, nhu cầu về nước là 100ml/kg.

Trẻ em từ 11kg đến 20kg, nhu cầu nước là 1000ml/ngày và cộng thêm 50ml/kg mỗi 10kg tăng trưởng ở trẻ em.

Trẻ em từ 21kg trở lên, cách tính nhu cầu nước là 1500ml/ngày và cộng thêm 20ml/kg trong mỗi 20kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.

- Điều chỉnh thói quen đi tiêu (đại tiện)

Thói quen đi vệ sinh: nên tập cho trẻ đi tiêu mỗi ngày, vào thời gian cố định sau các bữa ăn (bữa sáng hoặc tối) bằng cách nhắc nhở và khuyến khích trẻ.

Tư thế đi vệ sinh: Thông tin, từ thư viện Y Khoa Hoa Kỳ năm 2015, tư thế đi tiêu đúng nhất là ngồi xổm. Tư thế này, giúp ruột kết thẳng, không gây tổn thương cho đại tràng. Phân dễ dàng được tống ra ngoài. Đồng thời, giảm áp lực cho hậu môn và xương chậu.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận