17:21 02/01/2023

Chuẩn bị hai phương án trong vụ bé trai bị kẹt trong trụ bê tông sâu 35 m

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Chiều 2/1, hơn 350 người bao gồm lực lượng cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh Đồng Tháp, huyện Thanh Bình cùng lực lượng Công binh Quân khu 9 và phương tiện cứu hộ vẫn hoạt động hết công suất với hy vọng có thể tiếp cận sớm nhất cháu bé 10 tuổi bị rơi vào trụ bê tông sâu 35 m. 

Bài viết này thuộc chuyên đề Bé trai lọt trụ bê tông

Trưa 31/12, bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn đã vào công trình cầu nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp để nhặt sắt. Trong lúc đi qua công trình đang thi công, Nam bất ngờ bị rơi xuống trụ bê tông rỗng có đường kính

Xem thêm

Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, đại diện các Sở, ngành hiện đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ và đưa ra hàng loạt những phương án để cứu cháu bé.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin với PV Tạp chí Trẻ em Việt Nam, các lực lượng chức năng chuyên môn vẫn đang dùng máy khoan để làm mềm đất đá khu vực xung quanh thành ống bê tông để giảm ma sát. 

Đây là phương án ưu tiên, sau khi làm mềm đất đá sẽ dùng phương tiện chuyên dụng để kéo ống lên. Tiếp đó, lực lượng công binh của Quân khu 9 sẽ tiến hành nội soi để dò tìm vị trí của bé Hạo Nam, sau đó sẽ cắt ống với hi vọng giải cứu bé trai.

dohoa1-16726207576591558547510-1672640915574141240837
Từ khi xảy ra vụ việc đến nay đã hơn 44 giờ, bé trai lọt vô trụ bê tông còn mắc kẹt trong trụ bê tông rỗng sâu 35m (Ảnh: Tuoitre).

Phương án thứ 2 được tính đến là dùng một đoạn ống khác có có đường kính lên đến 1,5 m chồng lên ống bê tông bé trai đang bị mắc kẹt. Sau đó sẽ tiếp tục dùng máy khoan làm mềm đất đá tại đoạn giữa 2 ống, sau đó dùng 3 dây cáp cột ở 3 phần đoạn ống bê tông (nơi bé trai bị mắc kẹt) để kéo ống lên.

tapket-167264970859725308081
Tại hiện trường có 2 cần cẩu, 4 máy đào, 5 sà lan, 1 giàn cọc khoan nhồi, 1 thiết bị hút bùn, 1 giàn khoan guồng xoắn, 2 giàn khoan địa chất… và các máy móc phụ trợ khác. Hiện nay đang tập kết thêm một dàn khoan guồng xoắn, ống vách đường kính lớn để phối hợp với giàn khoan đã có tại hiện trường (Ảnh: Tuoitre).

Trao đổi với PV Tạp chí Trẻ em Việt Nam, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho hay, khả năng tiên lượng xấu về tình trạng sức khoẻ của bé trai do bé rơi thẳng xuống đoạn ống dài và sâu 35 m và bị mắc kẹt trong phạm vi nhỏ, tình trạng tối tăm, lạnh lẽo trong điều kiện không ăn uống gì trong vòng 2 ngày.

Khả năng có thể xảy ra là bé sẽ bị đa chấn thương do va đập vào thành cọc bê tông, ngoài ra, vì ở độ sâu lớn, bé sẽ thiếu dưỡng khí.

Ông Bửu cho biết thêm, trước đó, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, huyện Thanh Bình đã đến thăm gia đình nạn nhân để động viên tinh thần đồng thời có những hỗ trợ kịp thời để gia đình vững tinh thần trong suốt quá trình cứu nạn, cứu hộ.

Trước đó, trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ lý do vì sao không dùng thiết bị camera thả xuống đường ống để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé trai, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết, không thể áp dụng song song 2 biện pháp vừa cứu hộ vừa thăm dò vì đang tận dụng nguồn lực để cứu hộ bé trai. Hiện tại công tác bơm oxy đang được tiến hành liên tục trong suốt quá trình giải cứu.          

Hiện các lực lượng chức năng, chuyên môn có mặt tại hiện trường đã chuẩn bị các phương án để xử lý tùy theo tình huống phát sinh, trên tinh thần đảm bảo an toàn cho bé và đẩy nhanh công tác cứu hộ cứu nạn kịp thời, nhanh chóng.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận