13:13 13/07/2022

Chung tay đảm bảo quyền trẻ em

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Phạm Lan

Với vai trò, chức năng của mình, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ngày 8/4/2008, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 464/QĐ-BNV thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là tổ chức xã hội nhằm tập hợp, đoàn kết công dân, tổ chức Việt Nam có tâm huyết, tự nguyện hoạt động, phấn đấu vì mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản; tham gia ngăn chặn mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn.

1593599922406_f1d37bbc5c21593599922406_f1d37bbc5c2

Vai trò đầu mối kết nối bảo vệ quyền trẻ em

Kể từ khi thành lập đến nay, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã phát huy tốt vai trò đầu mối kết nối các tổ chức xã hội, nghiên cứu tham gia vận động chính sách, thúc đẩy thực hiện và giám sát thực thi quyền trẻ em, đồng thời đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của trẻ em; phát triển tổ chức và nâng cao năng lực; thực hiện một số dịch vụ bảo vệ trẻ em; vận động nguồn lực và hợp tác quốc tế.

Những năm qua, Hội đã tiếp nhận nhiều đơn thư, email, điện thoại trực tiếp… phản ánh và nhờ tư vấn các vấn đề liên quan đến vi phạm quyền trẻ em. Các vụ việc trên đều là các vụ việc bức xúc nổi cộm tại các địa phương trên cả nước. Hội đã hỗ trợ và xử lý, gửi công văn kiến nghị tới các cơ quan Nhà nước có liên quan đề nghị giải quyết nhiều trường hợp và vụ việc; và nhiều vụ việc được phản hồi.

Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện hỗ trợ cho trẻ em được xã hội đánh giá cao như: Thắp sáng những ước mơ, Bảo vệ trẻ em có nguy cơ bỏ học, Phòng chống đuối nước bảo vệ sinh mạng trẻ em, Nước sạch cho phụ nữ và trẻ em…

Ngoài ra, một số mô hình dịch vụ bảo vệ quyền của các nhóm trẻ yếu thế cần bảo vệ đặc biệt đã được Hội triển khai như: Trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS, trẻ bị rối nhiểu tâm trí, tự kỷ; trẻ khuyết tật, trẻ có nguy cơ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật…

Nguyen-Thi-Thanh-Hoa
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba tại Đại hội Đại biểu lần thứ III (nhiệm kỳ 2018-2023).

Trong quá trình hoạt động, Hội cũng hợp chặt chẽ với Mạng Quyền trẻ em (CRnet) trong nghiên cứu và phản biện các chính sách với Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội để tham gia giám sát, đánh giá về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008 – 2010; góp ý kiến vào Đề án thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên; góp ý tiêu chí để xác định Hội xã hội – nhân đạo, Hội xã hội – nghề nghiệp; Tham vấn ý kiến của các tổ chức, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực trẻ em đối với dự thảo Báo cáo bổ sung về kết quả thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (Công ước CRC) tại Việt Nam giai đoạn 2019-2022 do Nhóm Công tác về Quyền trẻ em (CRWG) thực hiện và Hội với vai trò là Đồng Chủ tịch của Nhóm tham gia điều phối hoạt động thực hiện báo cáo;…

Mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ trẻ em

Trong hoạt động hợp tác quốc tế, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã đón tiếp hàng trăm Đoàn khách quốc tế đến làm việc với nhiều nội dung khác nhau như: Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Nhân quyền của Phillipin; đoàn của Trung tâm giao lưu văn hóa thanh niên Seoul (MIZY) Hàn Quốc đến giao lưu và tặng giày trong khuôn khổ chương trình “Những đôi giày hy vọng”; Liên đoàn Bóng đá Na Uy- Dự án “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam”…

Ngoài ra, Hội cũng thường xuyên có những buổi làm việc trao đổi thông tin và tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn của những đối tác chiến lược của Hội BVQTEVN trong khu vực như Liên minh quyền trẻ em châu Á, tổ chức cứu trợ trẻ em (SC khu vực và SC Thụy Điển), Plan khu vực…

11
Đoàn chuyên gia, bác sỹ từ Mỹ chia sẻ về kiến thức chăm sóc trẻ tự kỷ tại Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Là thành viên của Liên minh Quyền trẻ em châu Á, Hội có những đóng góp trong xây dựng các chương trình, dự án liên quan đến trẻ em tầm khu vực để tham mưu cho Hội đồng ACWC như vấn đề mạng lưới bảo vệ trẻ em; chương trình cho trẻ em khuyết tật; sự tham gia của trẻ em; phòng chống buôn bán trẻ em…

Bên cạnh đó, Hội đã hỗ trợ và cử đại diện trẻ em Việt Nam tham dự “Gặp gỡ trẻ em khu vực” tại Thái Lan, Indonesia do Liên minh quyền trẻ em châu Á tổ chức; hưởng ứng chiến dịch “Lên tiếng” của khu vực bằng cách hỗ trợ 02 nhóm trẻ em triển khai tại Hà Nội, Quảng Bình. Từ đó thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động quốc tế do Liên minh tổ chức.

Ngoài ra, Hội cũng mở rộng mối quan hệ với các đối tác mới, trở thành thành viên của mạng lưới quốc tế về “Chấm dứt mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em và buôn bán trẻ em cho mục đích tình dục” từ năm 2016 và có nhiều hoạt động hỗ trợ, phối hợp như kết nối và giới thiệu ứng viên tham dự Hội thảo khu vực về “Luật pháp Quốc gia về Ngăn chặn và Chống xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến trong ASEAN”; kết nối và giới thiệu đại biểu tham dự Tham vấn với các nhà lãnh đạo Phật giáo khu vực Mekong và Sri Lanka trong phòng chống bạo lực đối với trẻ em, chia sẻ về các cải cách luật pháp thời gian qua tại Việt Nam (Bộ luật Hình sự…); phối hợp với tổ chức VN Project (Hoa Kỳ) tổ chức hội thảo, tập huấn về kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ  tự kỷ…

Một số dự án nhận nguồn tài trợ của nước ngoài đã được Hội BVQTEVN  triển khai có hiệu quả như dự án “Thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng”với nguồn của AC Thụy Điển (2013-2014); Dự án thực hiện xuất bản và phát hành hơn 20.000 cuốn sách mỏng thân thiện “Quyền trẻ em, Quyền của chúng mình” chuyển thể từ Công ước quốc tế về quyền trẻ em sang tiếng Việt, tiếng Khơmer, tiếng Ê đê và tiếng H’Mông do Đại sứ quán Na Uy tài trợ (2014-2015); dự án “Nâng cao năng lực cho luật sư, luật gia nhằm bảo vệ quyền trẻ em” do Sứ quán Mỹ tài trợ (2014-2015); dự án“Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và học sinh trong việc thúc đẩy giáo dục chất lượng, gìn giữ bản sắc văn hóa trong trường học” do Liên minh Châu Âu tài trợ (2015-2018); dự án“Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về Quản trị Quyền trẻ em” do SC Sida tài trợ (2017-2021).

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận