06:41 21/03/2023

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ? 

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tuệ Anh

Dù là loại bệnh nhẹ, lành tính, nhưng vẫn có những trường hợp bị thủy đậu gặp biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,... nhất là đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi, trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch,.. Một số trường hợp bị thủy đậu có thể dẫn tới tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Bài viết này thuộc chuyên đề Các bệnh thường gặp ở trẻ em

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn, độc hại tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus

Xem thêm

Như Tạp chí Trẻ em Việt Nam đã đưa tin, trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc bệnh thủy đậu. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, có tới 90% số bệnh nhân là trẻ em trong độ tuổi đi học từ 1-14 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa trưởng thành thường có các triệu chứng nặng hơn những đối tượng khác.

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa phổ biến

Một trong số những cách phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ được đánh giá đem lại hiệu quả và phổ biến hiện nay chính là tiêm chủng ngừa vaccine thủy đậu, tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ em có khả năng phòng bệnh lên tới 97%. Do vậy, cha mẹ nên đưa trẻ tới những cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Cụ thể:

Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

Mũi 2: Trẻ từ 1 - 13 tuổi: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng (Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng).

benh-thuy-dau-o-tre-em-5
Đối với trẻ em nói chung, việc tiêm ngừa vaccine thủy đậu vô cùng quan trọng (Ảnh: Internet).

Cũng theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà trẻ chưa được tiêm ngừa vaccine thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong ba ngày kể từ khi tiếp xúc. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Cùng đó, không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc thủy đậu để tránh bị lây nhiễm. 

Trong trường hợp trẻ chưa thể tiêm vaccine, bố mẹ nên thực hiện theo những khuyến cáo sau của bác sĩ để phòng ngừa thủy đậu cho trẻ. Theo đó, cha mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ nhiều lần trong ngày cho trẻ bằng các sản phẩm khử khuẩn để đảm bảo. Đồng thời, không nên cho trẻ tiếp xúc gần gũi, thân mật với người bệnh hoặc tốt nhất là cho trẻ đến nơi có người bệnh.

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ đúng lịch

Sau khi đưa vào cơ thể, vaccine thủy đậu cần từ 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu một tháng.

Hiện tại chưa xác định được vaccine thủy đậu có tác dụng trong bao lâu sau khi tiêm. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, đối với người đã tiêm phòng, vắc xin thủy đậu có tác dụng trong khoảng từ 10-20 năm. Sau khoảng thời gian này, có thể tiêm nhắc lại để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ huynh nên đưa con đi tiêm vaccine đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi,... trở nên nặng và khó điều trị hơn. 

Việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch vô cùng quan trọng, cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với những bệnh khác. Trong vòng 5 năm đầu đời hệ miễn dịch của trẻ mới được xây dựng hoàn thiện, do vậy, việc tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. 

Lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ

Về điều này, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đưa ra khuyến cáo, không nên tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ bị dị ứng với vắc-xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vaccine, trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,... Khi đưa trẻ đi tiêm vaccine thủy đậu, phụ huynh nên nói trước với cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình. 

20210426_vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-01
Trong trường hợp trẻ chưa thể tiêm vaccine, bố mẹ nên thực hiện theo những khuyến cáo sau của bác sĩ để phòng ngừa thủy đậu cho trẻ (Ảnh: Internet).

Hoãn tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,...) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.

Không sử dụng vắc-xin thủy đậu cho trẻ đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch cấp, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật,... đã tiêm phòng các vaccine sống khác (ví dụ như vaccine sởi, bại liệt, rubella, quai bị,...) trong vòng một tháng.

Tổng hợp.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận