Nguyên nhân gây khô mắt ở trẻ em
Bệnh khô mắt thường xảy ra ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể trẻ thiếu hụt vitamin A, do thời tiết hanh khô, khói bụi ô nhiễm hoặc kích ứng mắt do sử dụng kính áp tròng…
Trẻ bị hội chứng khô mắt thường khó thực hiện các hoạt động hàng ngày, như đọc sách, sử dụng máy tính và vui chơi.
Khi trẻ bị hội chứng khô mắt, trẻ thường cảm thấy nóng rát, ngứa và kích ứng mắt, cùng với việc chớp mắt liên tục, cản trở việc tập trung trong lớp học.
1. Một số nguyên nhân dẫn đến chứng khô mắt của trẻ:
- Dị ứng nghiêm trọng, khô da do sử dụng thuốc kháng histamine tích cực
- Đeo kính áp tròng
- Đôi khi, viêm kết mạc (mắt đỏ) có thể dẫn đến một loại bệnh khô mắt
- Thiếu dinh dưỡng
- Sử dụng mở rộng điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác
2. Triệu chứng của bệnh khô mắt ở trẻ em
Phụ huynh cần dựa vào các triệu chứng của trẻ để phát hiện sớm bệnh khô mắt ở trẻ. Điều này sẽ dễ dàng khi điều trị và loại bỏ nguyên nhân cơ bản của tình trạng khó chịu này.
Trẻ bị khô mắt thường có một số triệu chứng sau đây:
- Chớp mắt thường xuyên
- Thường xuyên dụi mắt do mắt khô và khó chịu
- Đỏ quanh mắt
- Thường chảy nước mắt
- Hay tránh các nguồn ánh sáng
- Trẻ cảm thấy mắt nóng và khô
- Có cảm giác châm chích, cộm hoặc rát ở mắt
- Trẻ thường có cảm giác có cát, bụi bẩn hoặc sạn trong mắt
- Tầm nhìn của trẻ bị mờ
- Khó khăn khi đọc, làm việc tập trung trên máy tính hoặc các hoạt động đòi hỏi sự tập trung.
3. Cách điều trị khô mắt cho trẻ tại nhà
Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp chữa trị đơn giản tại nhà, đạt hiệu quả như:
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian dài.
- Sử dụng mũ hoặc ô khi đi ra ngoài, vì chúng có thể bảo vệ mắt khỏi nắng, gió, bụi và bẩn.
- Đặt máy tạo độ ẩm cạnh giường của trẻ. Vệ sinh máy thường xuyên.
- Cho trẻ sử dụng nước mắt nhân tạo ít nhất 4 lần một ngày.
An An/Theo healthshots.com
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất