11:47 21/11/2022

Cách nhận biết, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), chiều 20/11, tại cuộc họp có đại diện Ban Giám hiệu nhà trường và hơn 200 phụ huynh học sinh, các phụ huynh bày tỏ sự lo lắng bởi tình hình sức khỏe của các học sinh khi ở bệnh viện ổn định, nhưng khi xuất viện, các triệu chứng trở lại, sức khỏe không đảm bảo.

Phụ huynh đề nghị nhà trường xem xét lại bếp ăn, đơn vị cung cấp thực phẩm, nguồn nước uống phải đảm bảo chất lượng, bổ sung bác sỹ dinh dưỡng.

Từ vụ ngộ độc tập thể trên khiến nhiều phụ huynh lo lắng về ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn trường học.

nhatrang-ngodocthucpham-1
Nhiều học sinh trường Ischool Nha Trang (Khánh Hòa) phải nhập viện điều trị với triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm. Ảnh: vietnamnet

Ths.Bs Châu Tố Uyên – Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM sẽ chia sẻ rõ hơn về dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân,… gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ:

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường nhẹ, tự khỏi không cần điều trị. Nhưng một số trường hợp cần phải đến bệnh viện.

 Dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ

- Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy ra nước hoặc có máu

- Đau bụng

- Sốt

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu biểu hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau đó. Và có thể kéo dài đến vài ngày.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có biểu hiện:

 - Ói mửa nhiều, không thể ăn hay uống bất cứ thứ gì

- Chất nôn hoặc phân có máu

- Tiêu chảy hơn ba ngày

- Đau quặn bụng dữ dội

- Sốt hơn 38o C

- Có dấu hiệu của mất nước: khát quá mức, khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, suy nhược nghiêm trọng, chóng mặt hoặc choáng váng

- Các triệu chứng thần kinh như nhìn mờ, yếu cơ và ngứa ran ở cánh tay

 Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Việc ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ khâu sản xuất nào: trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị.

Nhiều tác nhân vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm. Bảng sau đây cho thấy một số chất gây ô nhiễm có thể xảy ra, khi bạn có thể bắt đầu cảm thấy các triệu chứng và các cách phổ biến mà sinh vật lây lan.

Nhiều tác nhân vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Bảng sau đây cho thấy một số tác nhân có thể gây ô nhiễm thực phẩm, thời gian có thể bắt đầu biểu hiện các triệu chứng và các cách lây nhiễm phổ biến.

 Các biến chứng

Biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước - mất nước nghiêm trọng và các muối, khoáng chất cần thiết.

Trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc bệnh mãn tính có thể bị mất nước nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tử vong. Trong trường hợp đó, bệnh nhân phải nhập viện truyền dịch.

Một số ngộ độc thực phẩm có thể gây biến chứng nghiêm trọng như:

- Nhiễm khuẩn Listeria: nghiêm trọng nhất là đối với thai nhi. Trong thời gian mang thai, mẹ nhiễm khuẩn listeria có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc nhiễm trùng  gây tử vong cho em bé sau khi sinh. Trẻ sau sinh có thể bị tổn thương thần kinh lâu dài và chậm phát triển.

- Escherichia coli (E. coli): Một số chủng E. coli gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là Hội chứng urê huyết tán huyết. Hội chứng này làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, đôi khi dẫn đến suy thận. Người lớn tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm tại nhà, phụ huynh và trẻ nhỏ cần:

Thường xuyên rửa tay, dụng cụ và thực phẩm: Rửa tay sạch bằng nước ấm, xà phòng trước và sau khi xử lý hoặc chế biến thực phẩm. Dùng nước, xà phòng nóng để rửa đồ dùng, thớt và các bề mặt vật dụng khác mà bạn sử dụng.

Để thực phẩm sống tách biệt với thực phẩm ăn liền nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

Uống nước đun sôi, ăn thực phẩm nấu chin.

Làm lạnh hoặc đông lạnh thực phẩm dễ hỏng ngay lập tức: trong vòng hai giờ sau khi mua hoặc chuẩn bị. Nếu nhiệt độ phòng trên 32,2 độ C hãy bảo quản thực phẩm dễ hỏng trong vòng một giờ.

Rã đông thực phẩm một cách an toàn: Không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Cách an toàn nhất là rã đông trong tủ lạnh. Nếu bạn cho thực phẩm đông lạnh vào lò vi sóng sử dụng chế độ "rã đông" hoặc "50% công suất" thì phải chế biến thực phẩm đó ngay.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận