Đồng Tháp thừa nhận việc cứu nạn bé trai lọt trụ bê tông bước đầu còn bối rối
Trưa 3/1, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã thông tin với PV Tạp chí Trẻ em Việt Nam về tình hình thực tế tại hiện trường cứu hộ bé trai lọt trụ bê tông sâu 35 m.
Bài viết này thuộc chuyên đề Bé trai lọt trụ bê tông
Trưa 31/12, bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn đã vào công trình cầu nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp để nhặt sắt. Trong lúc đi qua công trình đang thi công, Nam bất ngờ bị rơi xuống trụ bê tông rỗng có đường kính
Theo ông Bửu, tối 2/1, đơn vị, các lực lượng thi công đã hàn các đoạn ống vách. Vào lúc 3h sáng hôm nay (3/01), tiến hành đóng ống vách bao bọc xung quanh ống bê tông có bé trai mắc kẹt. Đến khoảng 6h30, đóng ống vách sâu xuống đất được 14 m. Các đơn vị cứu hộ, cứu nạn đã đặt ống có chiều sâu 14 m này bao quanh ống bê tông (nơi bé gặp nạn).
Khoảng 8h sáng ngày 3/01, tiếp tục triển khai dùng mũi khoan nhồi để làm tơi đất, giảm áp lực ma sát trực tiếp vào thành ống bê tông. Tiếp tục dùng biện pháp này cho đến thời điểm thích hợp sẽ dùng cẩu đưa ống bê tông lên mặt đất để tiến hành các giai đoạn cứu hộ tiếp theo. Dự kiến chiều nay (3/01) sẽ sẽ hoàn thành các công đoạn và đưa cọc bê tông lên.
Được biết, công tác cứu nạn cứu hộ bé trai lọt trụ bê tông vẫn đang tiếp diễn ra quyết liệt cùng sự chỉ đạo, quyết tâm cao của lực lượng thi công, chuyên gia, các đơn vị phòng cháy chữa cháy, bộ đội, công binh Quân khu 9.
Ông Bửu cho hay, sau khi rút ống đầu lên, lực lượng cứu hộ công binh của quân khu 9 sẵn sàng thăm dò xem bé đang ở đoạn nào. Lúc này lực lượng sẽ sẵn sàng cưa cắt chuyên dụng, để bọc lộ cứu hộ em bé. Đây là biện pháp có sự phối hợp của các lực lượng. Vì trụ bê tông do 3 đoạn nối thành nên phải cẩn thận.
Theo ông Bửu, biện pháp thi công gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, đất quá cứng nhưng các lực lượng vẫn nỗ lực mọi phương pháp. Tuy vậy, khả năng tiên lượng xấu về tình trạng sức khoẻ của bé trai do bé rơi thẳng xuống đoạn ống dài và sâu 35 m và bị mắc kẹt trong phạm vi nhỏ, tình trạng tối tăm, lạnh lẽo trong điều kiện không ăn uống gì trong vòng 4 ngày.
Khả năng có thể xảy ra là bé sẽ bị đa chấn thương do va đập vào thành cọc bê tông, ngoài ra, vì ở độ sâu lớn, bé sẽ thiếu dưỡng khí.
Theo Tuổi Trẻ, khi PV đặt câu hỏi: Phải chăng Đồng Tháp đã lúng túng trong quá trình giải cứu bé những ngày đầu? Có hay không sau khi Chính phủ có công văn thì Đồng Tháp mới xin chi viện?
Ông Bửu nói: "Đây là tình huống tai nạn rất hiếm gặp, rất hy hữu. Do đó các biện pháp lúc đầu là tập trung cứu sống em bé. Sau đó, thấy khó khăn nên tỉnh triển khai các biện pháp khác.
Dù có lúng túng, bất ngờ nhưng các lực lượng vẫn tìm mọi cách để tiếp cận cứu bé. Thật ra lúc đầu địa phương tính giải cứu bé thực hiện theo phương án tại chỗ. Sau đó, Đồng Tháp đã có văn bản gửi quân khu 9, các bộ, ngành. Ngay từ lúc đầu, Đồng Tháp biết đây là việc khó nên tỉnh có báo cáo xin ý kiến trung ương, các bộ ngành và các chuyên gia hỗ trợ".
Như đã thông tin trên Tạp chí Trẻ em Việt Nam trước đó, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, huyện Thanh Bình đã đến thăm gia đình nạn nhân để động viên tinh thần đồng thời có những hỗ trợ kịp thời để gia đình vững tinh thần trong suốt quá trình cứu nạn, cứu hộ.
Thực hiện Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 02/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có Công văn số 01/UBND-ĐTXD ngày 02/01/2023 đề nghị Uỷ ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội huy động chuyên gia, hỗ trợ thiết bị quan sát trong lòng ống, thiết bị cứu hộ và chỉ đạo lực lượng có kinh nghiệm ứng phó sự cố để hỗ trợ địa phương trong thời gian sớm nhất.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất