Những tiêu chí không thể bỏ qua khi chọn đồ chơi cho trẻ mầm non
Chọn đồ chơi cho trẻ mầm non tưởng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người lớn thiếu hiểu biết. Đằng sau những món đồ nhỏ bé là hàng loạt yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh, tính giáo dục và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vậy, đồ chơi sử dụng cho trẻ mầm non cần đáp ứng các yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non, quy định về tính an toàn của đồ chơi như sau:
(i) Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em.

(ii) Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iii) Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.
(iv) Đối với đồ chơi tự làm: các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Như vậy, đồ chơi cho trẻ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non và đồ chơi tự làm cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính an toàn như trên để có thể được sử dụng cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất