Kinh doanh đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ em bị xử phạt thế nào?
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không bảo đảm chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho trẻ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự.
Chế tài đối xử phạt đối với hành vi buôn bán các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, sản phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, buôn bán hàng cấm được quy định như sau:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

- Theo quy định tại điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 80 triệu đồng và có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP còn quy định, người có hành vi buôn bán hàng cấm còn có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến 100 triệu đồng tùy theo giá trị của hàng cấm đó, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Độc giả phát hiện những vụ việc bạo hành trẻ em hoặc các hành vi có nguy cơ gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ như kinh doanh thực phẩm bẩn, bắt ép học sinh đi học thêm... vui lòng thông tin với Tạp chí Trẻ em Việt Nam theo hai số điện thoại: 0912.024.390 - 0816.221166 - Email: toasoantevn@gmail.com
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất