15:49 20/10/2022

Nữ luật sư với biệt danh 'lá chắn thép' bảo vệ trẻ em và phụ nữ yếu thế: Không ít lần tôi bị đe dọa, chỉ trích...

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lan Phạm

'Còn sức tôi còn làm, phấn đấu đến cùng để bảo vệ, đòi công bằng cho trẻ em và cả phụ nữ yếu thế', luật sư Trần Thị Ngọc Nữ đanh thép khẳng định.

Ở tuổi 66, cô Nữ vẫn miệt mài với công việc tìm gặp, giúp đỡ và "vá lại" tâm hồn cho những đứa trẻ bị bạo hành, xâm hại tình dục. Có đôi lúc mệt mỏi, định buông xuôi nhưng vì những đứa trẻ vô tội, bỏ ngoài tai những lời bàn tán, vị luật sư vẫn miệt mài trên hành trình đòi lại công bằng cho trẻ em.

Gần 10 năm đồng hành cùng với trẻ em, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hội luật sư, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM hiểu được phần nào trách nhiệm, gánh nặng của mình. Với những đứa trẻ là nạn nhân của bạo hành, xâm hại tình dục, Hội Bảo vệ là niềm hi vọng cuối cùng để giúp tụi nhỏ đòi lại công bằng sau tất cả những biến cố xảy ra.

Một buổi trưa cuối tuần, chúng tôi may mắn được gặp cô Nữ sau buổi tuyên truyền pháp luật về bạo hành gia đình, xâm hại trẻ em tại quận 10. Khác với vẻ gai góc, quyết liệt mỗi khi xuất hiện tại tòa án để bảo vệ trẻ em, cô Nữ mở đầu cuộc trò chuyện bằng một giọng trầm buồn.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã gần 10 năm sau khi về hưu, cô Nữ đã gắn cuộc sống của mình vào hành trình giúp đỡ những trẻ em yếu thế, bị bỏ rơi, xâm hại ở TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận. Công việc không tên, không tuổi nhưng đem lại cho vị nữ luật sư những trải nghiệm đặc biệt, vui có, buồn có, tự hào nhiều mà thất vọng cũng không ít.

"Mọi người hay gọi tôi là "lá chắn thép bảo vệ trẻ" bởi tôi tham gia rất nhiều vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục ở trẻ, nhiều đến nỗi các anh điều tra viên quen mặt, nhớ tên. Ban đầu, tôi rất ngạc nhiên, xen lẫn đó là niềm vinh dự". Nhưng rồi, tôi lại thấy chạnh lòng khi trong xã hội vẫn còn đó rất việc vụ việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần trẻ. Nếu trẻ em được bảo vệ một cách an toàn thì sẽ không cần những "lá chắn thép" như tôi.

Cho nên mỗi khi tiếp nhận một vụ việc, tôi đều cố gắng hết sức để bảo vệ cho các em, dù nó rất khó khăn. Từ giai đoạn tìm hiểu vụ án đến quá trình điều tra, đưa ra xét xử…, là sự đánh đổi, đấu tranh của những luật sư ở Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM", cô Nữ tâm sự.

Theo cô Nữ, sau khi thành lập vào năm 2014, từ con số khiên tốn hiện nay Hội đã có 40-50 luật sư tham gia. Ngoài vấn đề về tố tụng, theo các vụ án bảo vệ trẻ, các luật sư của Hội tham gia công tác tuyên truyền pháp luật đến các địa phương, trường học, không chỉ ở TP.HCM mà các tỉnh miền Tây.

Tùy vào mỗi giai đoạn, bản thân tôi cũng như Hội Bảo vệ Quyền trẻ em sẽ gặp những khó khăn nhất định. Như giai đoạn đầu mới thành lập, mọi thứ đều mới mẻ với tất cả mọi người khiến cho việc hỗ trợ các bé gặp khó khăn. Làm sao để gia đình các bé tin tưởng, cùng với các luật sư ở Hội đấu tranh sau mỗi "tai nạn" mà các bé gặp phải.

Đến khi tham gia vào vụ án, từ giai đoạn điều tra đến lúc đưa ra tòa xét xử là một hành trình gian nan, gặp rất nhiều trở ngại từ mọi phía. Chúng tôi mang hết tâm tư, trách nhiệm của mình để bảo vệ các em, làm thế nào để kẻ ác phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Như ở giai đoạn điều tra, chúng tôi kiến nghị điều tra viên là nữ, không cho điều tra viên hỏi nhiều, cần phải điều tra thân thiện bởi các em đang bị tổn thương sức khỏe, tinh thần. Trong phòng điều tra phải có người giám hộ ngồi cạnh, phải cho các em được ăn uống, thoải mái nhất. Đặc biệt, cách hỏi cũng phải thân thiện, không được la lối, hỏi dồn các em.

Đến khi đưa vụ án ra tòa xét xử, chúng tôi đấu tranh bằng khả năng của mình trong phạm vi luật pháp cho phép. Để cuối cùng, quyền lợi của trẻ được đảm bảo, những hành vi xâm hại trẻ phải bị lên án và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ở các vụ xâm hại, bạo hành trẻ, tất cả mọi người đều biết là có vụ việc xảy ra nhưng chứng cứ để lại không có khiến cho việc tiếp nhận điều tra vụ án gặp khó khăn.

Có thể vụ việc xảy ra một vài ngày, thậm chí một vài tháng nhưng trẻ không kể cho gia đình, đến khi gặp lại đối tượng xâm hại, các bé uất ức, nhớ lại mới tâm sự. Lúc đó khi cha mẹ đi trình báo, dù công an có mời đối tượng lên lấy lời khai nhưng chứng cứ để giám định lại không có. Thậm chí, có những trường hợp rất đáng tiếc, dù giám định có phát hiện tế bào nam trong vùng kín của trẻ bị xâm hại nhưng kết luận "không đủ cơ sở để xác định ADN" khiến vụ án khép lại.

Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ có thể nhưng quyền hạn của chúng tôi cũng bị hạn chế và chúng tôi cũng mất niềm tin ở chính mình khi không thể đấu tranh để đòi công bằng cho các em.

Chúng tôi rất đau lòng mỗi khi thấy sự thất vọng của gia đình các em bị xâm hại, bạo hành. Những tổn thương về tâm lý, niềm tin ở các em khi Hội Bảo vệ trẻ lại không thể bảo vệ được các em.

Tôi nghĩ đó cũng là một phần khi mà nhiều vụ việc đóng hồ sơ, kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Ký ức bị xâm hại, bị bạo hành vẫn theo các em đi đến suốt cuộc đời.

4 năm trước, một bé gái 13 tuổi ở Cà Mau đã tự tử vì ông già hàng xóm xâm hại. Vì thương con, phẫn uất trước tội ác mà lão hàng xóm gây ra, người mẹ nghèo đã lặn lội một mình từ Cà Mau lên TP.HCM để cầu cứu, tìm công bằng cho con gái. Tôi và 4 luật sư khác đã cùng nhau trải qua những ngày tháng gian khổ, lên xuống Cà Mau liên tục để giúp con giải nỗi oan khuất. Cuối cùng, lão hàng xóm cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng những năm tháng tù tội. Nhưng bé gái 13 tuổi cũng đã mãi mãi ra đi trong niềm xót thương của tất cả mọi người.

Với tư cách là người đồng hành, bảo vệ trẻ, chúng tôi mong rằng các vụ việc cần phải xử lý một cách triệt để nhất.

Mọi người cứ hay hỏi tôi, sức khỏe đâu mà tôi có thể đi xuyên suốt, làm việc không biết mệt như vậy. Để đồng hành cùng trẻ, không chỉ bản thân tôi mà những người ở Hội đánh đổi rất nhiều. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe…, thậm chí là cả nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình tham gia một vụ việc.

Nhưng sau tất cả, điều chúng tôi nhận được chính là tình cảm, sự trân trọng của tất cả mọi người dành cho công việc của chúng tôi. Tôi rất xúc động khi đi ra chợ hay đến một cửa hàng nào đó, mọi người nhận ra tôi. Gần 10 năm qua, việc mà tôi cũng như các đồng nghiệp đang làm phần nào đó đã giúp được người dân trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ trẻ.

Đến ngày hôm nay, người dân, trẻ em đã biết được nơi nào cầu cứu khi xảy ra một vụ xâm hại, bạo hành trẻ. Tổng đài quốc gia trẻ em 111, đường dây nóng bảo vệ trẻ 1800.9069 hay trực tiếp tìm đến Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tại TP.HCM…, đó là niềm vui, sự hạnh phúc to lớn mà chúng tôi nhận được.

Bây giờ, khi trẻ em gặp bất cứ một vấn đề gì, các em có thể gọi trực tiếp lên Hội mà không cần người lớn. Và chúng tôi ở đây để lắng nghe những tâm sự của các em. Tôi rất xúc động khi có một đứa trẻ 9 tuổi gọi cho tôi, con bé không muốn đi học vì cha mẹ đánh ghen, lột đồ ngoài đường khi bé trở thành tâm điểm bàn bán của bạn bè. Bé kể với chúng tôi, nếu cha con bảo vệ cho cô kia thì con sẽ là người bảo vệ mẹ khiến chúng tôi rất đau lòng khi mà chuyện của người lớn làm tổn thương sâu sắc đến trẻ.

Là những người bảo vệ trẻ, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc. Riêng bản thân tôi, còn sức tôi còn làm, phấn đấu đến cùng để bảo vệ, đòi công bằng cho trẻ em và cả phụ nữ yếu thế.

Trong suốt buổi trò chuyện, cô Nữ kể cho chúng tôi nghe về hành trình của mình, về 10 năm "ăn cùng, ngủ cùng" với những đứa trẻ kém may mắn. Có những kỷ niệm mà có lẽ suốt cuộc đời làm luật sư của mình, cô chẳng thể nào quên.

"Tôi nhớ vụ bé 13 tuổi ở Cà Mau, sau khi kết án sơ thẩm, cả gia đình bị cáo bức xúc nhào lên để tìm luật sư. Hay vụ 2 bé gái bị xâm hại ở quận 12, từ sơ thẩm 5 năm 6 tháng lên 10 năm, gia đình bị cáo cũng uy hiếp chúng tôi. Cho nên, điều đầu tiên đến phòng xử án, tôi đều hỏi: Nhà vệ sinh ở đâu? Hỏi để lát xử xong rồi thì trốn vào đó, chờ mọi người ra về hết mới dám về.

Đi tòa các vụ nhạy cảm liên quan đến trẻ em thì mấy cuốn sách luật của chúng tôi hầu như "biến mất". Nếu không có ý chí vững vàng, chắc 1-2 vụ là tôi bỏ nghề rồi. Hỏi tôi có sợ không, tất nhiên tôi sợ chứ, nhất là tôi đã lớn tuổi, còn là phụ nữ nữa. Nhưng nếu sợ, từ bỏ thì ai sẽ giúp bảo vệ những đứa trẻ tìm đến mình, cần mình đây. Cho nên tôi chỉ biết cố gắng làm hết sức, cứng rắn nhất có thể để đồng hành cùng các em".

Có chứ! Ngoài những người yêu thương tôi, trân trọng công việc mà chúng tôi đang làm cũng không ít người bình luận ác ý, nói những lời tổn thương.

Nhưng nếu mình cứ sống theo dư luận, bị những bình luận tiêu cực chi phối thì không thể nào tiếp tục với công việc được. Khi nhận được những bình luận như vậy, tôi thường im lặng, không lên tiếng không tranh cãi. Chứ càng lên tiếng, đối đáp lại dư luận thì càng đẩy vấn đề đi xa, tôi để lương tâm của mọi người tự cảm nhận. Tất nhiên, sau mỗi lần như vậy, tôi cũng phải nhìn lại mình để xem mình thiếu sót ở đâu để khắc phục, hoàn thiện hơn.

Nói không buồn thì cũng không đúng. Khi đọc những bình luận như vậy, tôi thầm nghĩ à chắc người ta chưa hiểu, chưa đi sâu về mặt pháp luật, chưa cảm nhận được sự cố gắng, tâm huyết của tôi dành cho trẻ em. Chứ nếu người ta hiểu, chắc người ta sẽ thương mình hơn.

Ví dụ tôi làm 100 vụ, 1.000 vụ thì đưa lên báo chí cũng chỉ vài vụ. Từ quá trình tiếp nhận vụ án, điều tra đến xét xử, một vụ có thể kéo dài cả năm, thậm chí vài ba năm mới xong. Chúng tôi đều kiên trì để theo đuổi, dù gặp bất cứ khó khăn, trở ngại gì cũng cố gắng không từ bỏ.

Không ít lần tôi bị đe dọa, chỉ trích…, nếu sợ hãi thì tôi đã từ bỏ lâu rồi. Tôi năm nay đã 66 tuổi, tôi cũng chẳng cần phải đánh bóng tên tuổi của mình, tôi chỉ biết việc tôi đang làm, ít nhiều đã giúp được những đứa trẻ yếu thế đòi lại công bằng. Tất nhiên, để bảo vệ trẻ phải nhờ đến sự chung tay của các ban ngành đoàn thể, và cả truyền thông, báo chí, dư luận xã hội nữa.

Đây cũng như một câu hỏi mặc định của người dân khi có vụ việc nào đó xảy ra, họ đều hỏi về vai trò, trách nhiệm của Hội? Tại sao không có mặt, tại sao không giúp trẻ em…, để bây giờ mới xuất hiện, mới lên tiếng?

Chúng tôi đâu phải biết được hết mọi thứ, để nắm được vụ việc, chúng tôi nhờ Hội phụ nữ địa phương. Nếu người nhà không tố cáo, trình báo với Hội phụ nữ hoặc không gọi đường dây nóng, đến trực tiếp Hội thì làm sao chúng tôi nắm được.

Có rất nhiều trường hợp xảy ra nhưng gia đình bị hại và bị cáo thương lượng với nhau, dùng tiền để dàn xếp, đến khi xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, bị hại mới tố cáo, chúng tôi tiếp nhận khi đã xảy ra 1, 2 tháng. Vì vậy khi đưa lên thông tin báo đài, mọi người đều mặc định xảy ra lâu rồi nhưng sao giờ Hội mới vào cuộc, vậy 1-2 tháng vừa qua, Hội làm gì, ở đâu?

Vậy nên khi có người hỏi Hội bảo vệ đang ở đâu, một số người biết sẽ nói Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM ở số 8 Ngô Thời Nhiệm (phường 6, quận 3) hay 32 Trần Quốc Thảo.

Chúng tôi vẫn ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả mọi người khi trẻ em gặp các vấn đề bị bạo hành, xâm hại tình dục. Chúng tôi tự hào nói với tất cả mọi người về công việc mà mình đang làm.

Tôi nghỉ hưu 10 năm là 10 năm tôi gắn bó với công việc giúp trẻ em, phụ nữ yếu thế. Tôi cũng dẹp bỏ những công việc tôi đang làm để có thể theo đuổi cái công việc "không đồng" này được hiệu quả nhất.

Tất nhiên, không phải ai cũng làm được như tôi bởi để "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" này, đầu tiên kinh tế phải ổn định. Thứ 2, con cái tôi đã lớn cả rồi, có gia đình riêng, đặc biệt tôi có một người chồng luôn luôn ủng hộ việc tôi làm.

10 năm qua, điều mà tôi hạnh phúc nhất là phần nào đó, tôi góp chút sức lực của mình để bảo vệ trẻ. Tôi cũng được mọi người yêu quý, biết đến nhiều hơn, cùng tôi tuyên truyền pháp luật, góp tiếng nói mạnh mẽ cho việc bảo vệ những trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục.

Tôi vẫn chưa dám hứa sẽ gắn bó với công việc này bao lâu, nó tùy thuộc vào sức khỏe của tôi. Hiện tôi cũng đã giảm bớt công việc, đồng thời hỗ trợ cho các luật sư khác trong Hội để mọi người kế thừa, phát triển hơn nữa. Với riêng tôi, còn sức khỏe thì tôi còn làm.

Không thể tưởng tượng được!

Trong cuộc đời làm luật sư của tôi, tôi chưa thấy vụ án nào khủng khiếp đến như vậy. Người cha ruột có thể nhìn con gái mình bị đánh và trực tiếp tham gia đánh bé, quá tàn nhẫn. Hai người lớn cùng đi đánh một đứa trẻ, hành vi quá đê hèn, nếu người cha đang sống với người tình không nuôi được bé thì trả lại cho mẹ bé nuôi. Đằng này lại nhốt con vào chuồng chó, người cha cầm cây sắt đứng cạnh khiến bé sợ hãi.

Ban đầu, khi cơ quan chức năng khởi tố tội Hành hạ với dì ghẻ khiến chúng tôi bức xúc, sau đó làm đơn chuyển tội danh sang Giết người. Còn riêng người cha vẫn tội danh đó, sau buổi sơ thẩm, chúng tôi không đồng ý với tội danh của người cha mà VKS truy tố.

Bởi theo cáo trạng, người cha đã dùng cây đánh vào bé, dùng đôi giày đánh bé. Hơn nữa, trong những hình ảnh trích xuất được, khi mà người bạn gái đánh đứa trẻ, cởi quần áo bé ra, người cha ngồi chưa tới 1m mà không hề can ngăn.

Trong lời khai "Tôi thấy chị Nguyễn Võ Quỳnh Trang tát bé V.A, người ngồi trong ảnh là tôi Nguyễn Trung Kim Thái". Đọc những hình ảnh đó khiến tôi chịu không được, chúng tôi đề nghị trả hồ sơ để khởi tố tội danh cố ý gây thương tích và tội đồng phạm của Thái với bị cáo Trang.

Chúng tôi đề nghị là có cơ sở chứ không phải không có. Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Hi vọng mọi người sẽ ủng hộ chúng tôi để đòi lại quyền lợi cho bé V.A, an ủi linh hồn của bé.

Đó cũng chính là những trăn trở, mong muốn của chúng tôi khi làm công tác bảo vệ trẻ. Thông qua những buổi tuyên truyền đến tổ dân phố, khu chung cư, trường học hay trên báo đài…, chúng tôi đều mong muốn lan tỏa thông tin đến tất cả mọi người. Khi gặp phải vấn đề về bạo hành, xâm hại, hãy tìm đến Hội phụ nữ ở địa phương để cầu cứu.

Chúng tôi cũng đã làm sẵn mẫu đơn và giấy đề nghị hỗ trợ luật sư của Hội gửi đến các quận, huyện, phường xã cho Hội phụ nữ. Đâu phải gia đình của em nào cũng biết chữ, cũng đọc được thông tin trên mạng xã hội…, chúng tôi phải nghĩ ra nhiều cách để nhanh nhất được lắng nghe tiếng nói của mọi người.

Hối hận thì sẽ không đâu, nhưng nhiều lúc tôi cũng rất mệt, nhất là sức khỏe của mình đã yếu. Nhưng tính của tôi quyết liệt lắm, thà không làm thì thôi chứ làm là phải hết sức, đến nơi đến chốn.

Dù đánh đổi nhiều thứ nhưng tôi vẫn theo đuổi, vì khi thấy một đứa trẻ bị xâm hại, bị bạo hành đang cần sự giúp đỡ, tôi không thể nào bỏ mặc, làm ngơ được.

Là một người phụ nữ, tôi cũng mong tất cả chị em phải có khát vọng vươn lên, luôn luôn mạnh mẽ, đoàn kết gắn bó với nhau, cùng quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, dù cho đó là việc gia đình hay ngoài xã hội.

Theo Tổ quốc

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận