14:55 14/11/2022

Sự khác biệt giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ em

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An

Vàng da là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện trong vài ngày sau khi trẻ chào đời.

Dưới đây là những điều mẹ cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Vàng da là gì?

Vàng da sơ sinh là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, khoảng 85% trẻ sinh đủ tháng và đại đa số trẻ sinh non bị vàng da trong vòng một tuần sau khi sinh.

Vàng da sơ sinh chủ yếu là do chức năng gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chuyển hóa bilirubin bất thường, nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, cụ thể có thể chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

vang-da
Ảnh minh hoạ

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh biểu hiện chủ yếu là vàng da mặt, cổ, thân mình và thậm chí toàn thân, thường sẽ thuyên giảm từ từ sau 2 - 3 ngày.

Vàng da sơ sinh được chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, triệu chứng của hai loại vàng da này khác nhau:

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có những đặc điểm sau:

- Vàng da thường bắt đầu xuất hiện sau sinh 2-3 ngày.

- Vàng da đậm dần, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 và giảm dần sau đó.

- Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, vàng da thường giảm đi trong vòng 2 tuần sau khi sinh, và ở trẻ sinh non, tình trạng này thường giảm trong vòng 3 tuần sau khi sinh.

- Mức độ vàng da nhìn chung không sâu, da vàng nhạt, vàng da thường chỉ giới hạn ở mặt và nửa người, tình trạng chung của trẻ tốt khi vàng da, thân nhiệt bình thường.

- Bilirubin huyết thanh xét nghiệm vượt quá mức bình thường 2mg/dl, nhưng nhỏ hơn 12mg/dl.

- Vàng da sinh lý nhìn chung không ảnh hưởng đến chế độ ăn của bé.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có các đặc điểm sau:

- Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

- Vàng da thuyên giảm chậm, thời gian kéo dài.

- Mức độ vàng da quá nặng, thường ảnh hưởng đến toàn thân, da và niêm mạc có màu vàng rõ rệt.

- Khi kiểm tra bilirubin huyết thanh, bilirubin vượt quá 12mg/dl, hoặc tăng quá nhanh và mức tăng hàng ngày vượt quá 5mg/dl.

- Ngoài vàng da, còn kèm theo các tình trạng bất thường khác như tinh thần mệt mỏi, bé bị nôn trớ và ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, kém ăn, không chịu bú mẹ.

vang-da-1
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Làm gì nếu trẻ bị vàng da?

Vàng da sinh lý của trẻ là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sinh non, mẹ đừng lo, vàng da sẽ giảm dần sau 2-4 tuần, không cần điều trị gì đặc biệt.

Nếu phát hiện là vàng da bệnh lý, cần xác định rõ nguyên nhân và đi khám kịp thời.

Cách phòng chống vàng da trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vàng da sơ sinh ảnh hưởng một phần từ chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ. Do đó các mẹ bầu nên tìm hiểu và thay đổi chế độ ăn uống để tránh tình trạng con sinh ra mắc bệnh vàng da.

Thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn để phòng tránh vàng da sau sinh cho con:

- Thực phẩm có axit

Mẹ bầu ăn thực phẩm có axit như các loại quả chua, đồ muối chua dễ gây mất cân bằng axit-bazơ trong cơ thể, có thể gây vàng da sơ sinh.

- Món ăn có gia vị nồng

Để theo đuổi sự ngon miệng, người ta sẽ cho rất nhiều gia vị khi nấu món ăn để có được hương vị thơm ngon, nhưng lại không thích hợp cho phụ nữ mang thai ăn. Loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của mẹ bầu, gây mất cân bằng axit - bazơ trong cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi, khả năng mắc bệnh vàng da sẽ tăng cao.

- Đồ ăn lạnh

Thói quen ăn đồ sống, lạnh trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của thai phụ, gây sai lệch chức năng của lá lách, dạ dày và gan. Do đó bé sinh ra dễ mắc bệnh vàng da.

Theo Sohu

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận