Cần phải có những trung tâm dịch vụ riêng cho trẻ tự kỷ, vừa chăm sóc, trị liệu, hướng nghiệp cho các con, và quan trọng hơn là giảm bớt gánh nặng cho các cha mẹ.
Cùng với sự kiên trì của ông Lê Đình Tuấn - Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và Tiếp sức trẻ học hòa nhập và cộng sự, sự đồng hành không mỏi mệt, tình yêu thương của gia đình, một số cháu mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển đã trưởng thành, trở thành sinh viên các trường đại học, cao đẳng, có em đạt 7.0 IELTS, nói được 3 ngôn ngữ.
Ông Lê Đình Tuấn - Giám đốc Trung tâm Trung tâm Hướng nghiệp và Tiếp sức trẻ học hoà nhập trực thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, sự đồng hành, tình yêu thương của gia đình là động lực mạnh mẽ nhất để trẻ mắc các hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển có thể sớm hoà nhập.
Việc con được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ có thể làm thay đổi cuộc đời cha mẹ. Dưới đây là những lời khuyên từ nhà tư vấn giáo dục Adam Soffrin về những việc cần làm khi con được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Khi bác sĩ chẩn đoán con gái 3 tuổi rối loạn phổ tự kỷ, mọi hy vọng nhỏ nhoi rằng con chỉ chậm nói bị dập tắt hoàn toàn, chị M. cảm thấy mọi thứ dường như sụp đổ. Nhưng không để bản thân chìm đắm trong sự tuyệt vọng quá lâu, vì con, chị M. quyết tâm cố gắng, nỗ lực vực dậy tinh thần, tiếp tục tìm cách đồng hành cùng con vượt qua tất cả.