17:18 22/09/2022

3 cách cho bé bú bình không bị sặc

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Trẻ sơ sinh có thể bị sặc khi bú bình vì nhiều lý do. Mẹ cần học cách để ngăn chặn điều này và những việc nên làm trong trường hợp bé bị sặc.

1. Cho bé bú đúng tư thế

Để trẻ bú bình không bị sặc, mẹ nên đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống. Tư thế cho bé bú bình đúng cách này sẽ giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa, tránh bị trào ngược.

Sau đó, bạn hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực áp vào 1 bên ngực của bạn, mặt kề lên hõm vai rồi vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ hơi.

Sau khi bé ợ hơi, mẹ hãy bế bé thêm một lúc nữa rồi mới đặt bé nằm xuống. Khi áp dụng cách cho bé bú bình này, bạn cần tránh đùa giỡn quá mạnh, không rung lắc hay đung đưa quá nhiều.

tre-bi-ho-cam-1-166244053287222933055-1663311800551-16633118006271319512684-1663401624079-1663401624175993790352
Ảnh minh họa

2. Cho bé bú bình theo nhịp

Cho bé bú theo nhịp độ cũng là một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình chống sặc sữa mà bạn có thể thử.

Cách cho bé bú bình không bị sặc này gần giống với việc bú mẹ và thường kéo dài khoảng 20 phút. Trong quá trình bú, trẻ sẽ được đặt ở tư thế ngồi thay vì được bế nằm ngang trên tay, bình sữa sẽ được đặt ở vị trí nằm ngang, song song với mặt đất thay vì đặt nằm nghiêng để bé kiểm soát dòng sữa tốt hơn.

Ngoài ra, trong quá trình bú cũng sẽ có những khoảng thời gian nghỉ để bé không bị ngấy:

- Đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng bạn, đỡ đầu bé bằng tay trái

- Giữ bình sữa theo chiều ngang bằng tay phải, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ và cọ nhẹ vào môi trên để kích thích trẻ mở miệng

- Nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé, khi bé bắt đầu bú, để bình sữa nằm ngang và không để bình sữa theo chiều dọc

- Nếu bé muốn tạm dừng, hãy nhẹ nhàng hướng chai xuống dưới, để núm vú chạm vào môi dưới nhằm ngăn sữa chảy vào miệng. Khi bé muốn bú tiếp, hãy tiếp tục nghiêng bình sữa sang vị trí nằm ngang để tiếp tục cho bé.

- Lặp lại cho đến khi bé ngừng bú. Giữa mỗi lần bú, bạn có thể xoa lưng nhẹ nhàng để bé ợ hơi. Bạn cũng có thể đổi bên để giống với việc bú mẹ.

1662440507118163074675-1663311796992-16633117976051915644696-1663401621193-16634016219261103349723
Ảnh minh họa

3. Giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé

Rất nhiều ba mẹ có thói quen đặt bé trong tư thế bú bình (trên ghế hoặc trong nôi), sau đó, dùng chăn hoặc các vật dụng khác kê bình sữa trong lúc cho bé bú. Đây là thói quen rất nguy hiểm. Bởi lúc đầu, bé có thể bú mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, một khi bé ngưng bú mà dòng sữa vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể khiến bé bị sặc. Chính vì vậy, bạn cần chú ý giữ bình sữa khi cho bé bú. Nếu bé có thể tự cầm bình sữa thì bạn cũng cần chú ý quan sát để chắc chắn bé đang bú tốt.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến núm vú bình sữa và khoảng cách giữa các cữ bú. Sử dụng núm vú bình sữa chảy chậm để điều chỉnh lượng sữa chảy ra quá nhiều. Mỗi độ tuổi, núm vú bình sữa sẽ được quy định để tương ứng với con, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh nếu thấy bé ăn ít hơn hoặc nhiều hơn cho phù hợp.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận