Bé thiếu vitamin D cũng dễ bị dị ứng!
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ bị dị ứng tăng vọt, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng, bạn đã biết chưa?
Thiếu một số chất dinh dưỡng cũng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ. Vitamin D có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của xương, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thiếu vitamin D ở trẻ em sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
Ở người lớn, nồng độ vitamin D không liên quan đến dị ứng, nhưng ở trẻ em và thanh thiếu niên, thiếu vitamin D có liên quan đến tính nhạy cảm với chất gây dị ứng.
Các triệu chứng thiếu vitamin D ở trẻ em
Trẻ sơ sinh trong vòng 3 tháng tuổi chủ yếu có biểu hiện tăng kích thích thần kinh, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ và ít tóc ở đỉnh đầu. Việc ít tóc ở đỉnh đầu là do bé bị ra mồ hôi trộm, lắc đầu xoa gối khiến tóc sau đầu rụng và thưa. Cha mẹ có thể quan sát phía sau đầu của trẻ để biết tóc có mỏng hơn các chỗ khác hay không.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên 7-8 tháng, do sự tăng sinh của mô tế bào xương, xương trán và xương đỉnh phình ra và tạo thành đầu vuông.
Trẻ trên 1 tuổi chậm mọc răng. Nhìn chung trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4-10, tuy nhiên trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D có thể không mọc răng lúc 1 tuổi.
Một số khác, chẳng hạn như dị dạng lồng ngực, phổ biến hơn ở trẻ khoảng 1 tuổi. Ngoài ra, các xương của tứ chi bị phì đại ở phần đầu, khiến cổ tay và cổ chân bị phồng lên.
Làm thế nào để tăng vitamin D
Trong cơ thể con người có hai nguồn cung cấp vitamin D: một là nguồn nội sinh, trong da người có một chất gọi là 7-dehydrocholesterol, chất này có thể chuyển hóa thành vitamin D nhờ bức xạ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Thứ hai là các nguồn ngoại sinh, tức là vitamin D có trong thức ăn nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ có một số loại thực phẩm trong tự nhiên có chứa vitamin D. Thực phẩm từ động vật là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chẳng hạn như cá biển và trứng cá, gan động vật, lòng đỏ trứng, kem, pho mát, sữa và các loại hạt.
Bổ sung vitamin D thông qua việc tắm nắng
Vào mùa đông miền Bắc, nhiều người lo lắng trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sẽ bị cảm lạnh nên đã cho trẻ tắm nắng qua cửa kính trong nhà.
Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia UV bao gồm: UVA, UVB và UVC, trong đó tia UVC có nguy cơ gây hại cho da nhất, nhưng gần như đã bị hấp thụ bởi tầng ozone. Tia UVA có thể xuyên qua mây, tầng ozone, quần áo, kính để tác động đến cơ thể là nguyên nhân gây lão hóa da, nhưng nó không có tác dụng kích thích tiền tố vitamin D3 trên da. Chỉ có tia UVB có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cho cơ thể, nhưng khác với tia UVA tia UVB không thể xuyên qua các lớp như mây, quần áo, kính, nước...
Như vậy, với mục đích chính của việc phơi nắng để giúp cho trẻ tổng hợp vitamin D thì chúng ta không phơi qua cửa kính. Bởi tia UVB không thể xuyên qua được cửa kính sẽ không tổng hợp được lượng vitamin cần thiết, nhưng tia UVA lại có thể xuyên qua và tác động không tốt đến làn da mỏng manh của trẻ. Ngoài ra, cũng nên cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp từng phần với ánh nắng mặt trời do tia UVB cũng không thể xuyên qua quần áo được.
Da của trẻ rất mỏng, mỏng hơn so với người lớn rất nhiều, nên bất kể tia UV nào cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Do vậy không nên cho trẻ tắm nắng trong thời gian dài và tắm nắng muộn để tránh ảnh hưởng tới cơ thể bé.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất