06:55 24/12/2022

Chứng rối loạn cảm xúc theo mùa ở trẻ là gì?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hoài Linh

Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những triệu chứng để con thấy không quá đáng sợ.

Theo số liệu từ Mental Health America, có khoảng 5% dân số của Mỹ đã và đang phải đối mặt với căn bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (hay còn được biết đến với tên gọi SAD). 

Đặc biệt, chứng trầm cảm theo mùa thường có thời điểm bắt đầu và kết thúc, nó được gắn liền với các mùa trong năm. Đa số mọi người cho rằng, SAD thường diễn ra vào mùa thu và mùa đông, nhưng một số trường hợp khác lại không nghĩ vậy. 

Hiện nay, không chỉ người lớn, ngay cả những đứa trẻ mới ở độ tuổi biết đi cho tới thanh thiếu niên cũng có thể mắc phải chứng trầm cảm theo mùa. 

Liệu trẻ có thể mắc bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa?

Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Theo Mental Health America (Một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu quốc gia chuyên về giải quyết nhu cầu của những người mắc bệnh tâm thần và thúc đẩy sức khỏe tâm thần chung của công dân Mỹ), mặc dù SAD được chẩn đoán thường xuất hiện vào những năm đầu của tuổi 20, nhưng với một số trường hợp, nó có thể xuất hiện sớm hơn trong giai đoạn thời thơ ấu hoặc trong suốt những năm thời thiếu niên.

little-girl-looking-out-at-the-snow-thru-the-window
Việc chú ý đến sự thay đổi tâm trạng của trẻ trong mùa thu/đông có thể giúp ích trong việc theo dõi đó có phải dấu hiệu của SAD hay các vấn đề về sức khỏe tâm thần xuất hiện hay không (Ảnh: Pexels).

“Điều đầu tiên cần được chú ý đó là sự thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc buồn, áp lực hoặc tính tình trở nên cáu kỉnh. Sự cáu kỉnh thường được thể hiện dưới dạng tức giận hoặc thất vọng và đây có thể là triệu chứng chính - đặc biệt là đối với trẻ em”, bác sĩ Oller giải thích.  

Theo bác sĩ Oller, có một vài dấu hiệu khác cần chú ý, bao gồm:

  • Thiếu sự hứng thú đối với các hoạt động trẻ yêu thích.

  • Dừng tham gia các hoạt động xã hội.

  • Trẻ ít năng lượng hoặc cảm thấy mệt mỏi.

  • Có một khoảng thời gian gặp khó khăn với việc hoàn thành bài tập trên trường hoặc điểm số giảm bất thường. 

  • Tăng cảm giác thèm ăn những món ăn đem lại sự thoải mái như thực phẩm chứa carbohydrate và đồ ngọt.

“Nhiều người nghĩ rằng, năng lượng và sự hứng thú bị giảm là do lười biếng. Tuy nhiên, cũng có thể là do một nguyên nhân khác và đó có thể là SAD.

Ví dụ, nếu bạn để ý được sự thay đổi trong tâm trạng của trẻ, hãy nói chuyện với con. Nếu những lo lắng của bạn chưa được giải quyết, đừng chần chừ, hãy sắp xếp một cuộc nói chuyện với bác sĩ, người có thể giúp bạn lên kế hoạch giúp đỡ trẻ”,  bác sĩ Oller chia sẻ thêm. 

Làm thế nào để giúp trẻ đương đầu với những khó khăn về sức khỏe tinh thần do SAD gây ra?

Quan tâm và hiểu được những thay đổi trong tâm trạng hoặc sự khó khăn của trẻ có thể hữu ích khi cha mẹ cố gắng phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe tinh thần của con, vì vậy, hãy để ý xem con chỉ đơn giản là hướng nội hay đang lo âu.

Bác sĩ Oller đưa ra gợi ý một vài hành động cha mẹ có thể thực hiện cùng con nếu trẻ đang đương đầu với những ảnh hưởng sức khỏe tinh thần do SAD gây ra:

  • Cùng con đi bộ hằng ngày.

  • Dành thời gian rảnh cùng nhau xem một chương trình yêu thích.

  • Cùng con phân bổ và dành nhiều thời gian làm bài tập về nhà hay công việc ở trên lớp với con để con không cảm thấy choáng ngợp.

  • Thực hiện theo một thời gian biểu và cần ưu tiên giấc ngủ của trẻ lên hàng đầu. 

Bác sĩ có thể giúp cha mẹ lường trước những tình huống có thể xảy ra và hỗ trợ phụ huynh vào những mùa con bị rối loạn cảm xúc. 

Ngoài ra, bác sĩ nhi khoa cũng có thể đưa ra gợi ý cho cha mẹ về những phương pháp trị liệu để giúp con đương đầu với SAD, chẳng hạn như phương pháp trị liệu ánh sáng.

“Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những triệu chứng của SAD để con thấy SAD dường như không quá đáng sợ. Các con có thể cảm thấy thất vọng về bản thân khi biết rằng, mình khó tập trung và hoàn thành công việc như bình thường.

Hãy để trẻ biết rằng, cha mẹ luôn ở bên cạnh con và sẽ giúp con đưa ra các phương pháp cũng như hướng giải quyết cảm xúc của mình. Các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn khi cùng trẻ đương đầu với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa bởi những triệu chứng này sẽ không biến mất trong một sớm một chiều”, bác sĩ Oller đưa ra lời khuyên. 

Bình thường hóa những cuộc trò chuyện xung quanh chủ đề về sức khỏe tâm thần

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, người lớn (bao gồm cả các bậc phụ huynh) cũng sẽ trải qua những vấn đề về sức khỏe tinh thần trong suốt những mùa có ngày ngắn đêm dài. Việc có những cuộc trò chuyện mở xung quanh vấn đề sức khỏe tinh thần và cách người lớn tự giải quyết những khó khăn này có thể mở ra cơ hội giao tiếp với trẻ.

“Hãy thảo luận về những vấn đề như tâm trạng, sức khỏe tinh thần và cảm giác bình thường trong ngôi nhà của bạn. Hãy thường xuyên hỏi con đang cảm thấy như thế nào, điều gì đang khiến con phiền lòng hay cho con thấy hạnh phúc, con thích gì ở trường, có gì đang khiến con lo lắng và liệu con có muốn chia sẻ bất cứ điều gì với cha mẹ hay không”, bác sĩ Oller khuyến khích. 

Nếu như cha mẹ có tiền sử mắc chứng SAD, điều quan trọng là hãy cho trẻ biết những thông tin đó.

“Chúng ta biết rằng, một gia đình có tiền sử mắc chứng SAD có thể làm tăng nguy cơ tự di truyền, vì vậy nếu cha mẹ có tiền sử mắc chứng bệnh này, hãy đặc biệt chú ý tới những thay đổi trong tâm trạng của trẻ vào mùa thu.

Ví dụ, mẹ tôi mắc chứng SAD và tôi biết rằng, tôi cũng có thể sẽ có những khuynh hướng như vậy và tôi rất để ý tới tâm trạng của mình vào những hôm ngày ngắn đêm dài.

Tôi đã biết được việc tôi duy trì một thời gian biểu cố định, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động mình thích là vô cùng quan trọng để giữ chứng trầm cảm của mình được ổn định”, bác sĩ Oller trao đổi.  

Cho dù cha mẹ đang xoay xở với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa của trẻ như thế nào, thì việc hòa hợp với những thay đổi trong tâm trạng của chính cha mẹ và của trẻ sẽ là một chặng đường dài.

Theo Motherly

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận