Cách dạy trẻ về cảm xúc
Thật khó để dạy trẻ em về cảm xúc bởi vì đây là một khái niệm khá trừu tượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bắt đầu dạy trẻ về cảm xúc của chúng càng sớm càng tốt, vì cảm xúc của chúng ảnh hưởng đến mọi lựa chọn của chúng.
Trẻ nhỏ có thể được dạy về những cảm xúc cơ bản như vui, giận, buồn và sợ hãi ngay từ khi hai tuổi. Khi chúng lớn hơn, bạn có thể giải thích những cảm xúc như cảm thấy thất vọng, lo lắng, ngại ngùng,… cho chúng.
Dưới đây là một số cách bạn có thể giúp con học ngôn ngữ mà chúng cần để thể hiện cảm xúc của mình:
Sử dụng các trò chơi và hoạt động để dạy trẻ về cảm xúc
Trẻ em thích học thông qua các hoạt động vui chơi. Một trò chơi thú vị để giúp trẻ em tìm hiểu về cảm xúc là Trò chơi cảm xúc.
Đối với trò chơi này, bạn sẽ cần phải tạo một khối cảm xúc. Dán hình ảnh của khuôn mặt biểu hiện các cảm giác khác nhau lên hộp khăn giấy. Cho trẻ lăn chiếc hộp và bất cứ cảm giác nào mà trẻ chạm phải thì trẻ phải biểu cảm như vậy.
Bạn có thể dạy trẻ thể hiện cảm xúc qua bài hát hay thẻ hình vì ở độ tuổi này trẻ ghi nhận qua âm thanh, hình ảnh rất tốt.
Tạo cơ hội để trẻ diễn đạt cảm xúc
Giúp trẻ sử dụng các từ cảm xúc trong vốn từ vựng hằng ngày của trẻ. Làm mẫu cách thể hiện cảm xúc bằng cách nắm bắt cơ hội để chia sẻ cảm xúc của cha/mẹ như “Ba buồn khi con xô ngã em xuống đất. Ba đoán em ấy rất là buồn.”
Chia sẻ, trao đổi những cảm nhận của trẻ về những cảm xúc trên các hoạt động hằng ngày từ gia đình đến trường học. Ví dụ: “Có vẻ như con đang buồn vì không có ai chơi với con?”, “Có vẻ là hôm nay con rất vui/ rất là hạnh phúc”, “Hình như con đang thất vọng khi chơi trò chơi này?”, “Hôm nay con cảm thấy thế nào?”
Khi con bạn làm điều gì đó khiến người khác khó chịu, hãy cho chúng biết hành vi của chúng có thể khiến người khác cảm thấy như thế nào.
Trong nhiều tình huống, hãy giúp con bạn lưu tâm đến những gì chúng nói và làm với người khác. Bạn có thể theo dõi bằng cách hỏi xem trẻ sẽ cảm thấy thế nào nếu ai đó làm điều tương tự với mình. Khuyến khích con bạn đặt mình vào vị trí của người khác dạy chúng cách trở nên đồng cảm. Đồng cảm là một kỹ năng sống quan trọng sẽ cho phép con bạn duy trì các mối quan hệ tích cực với người khác.
Làm gương cho trẻ
Trẻ luôn dõi theo, quan sát những hành vi, cảm xúc của cha mẹ.
Nếu trẻ thấy cha mẹ thể hiện cảm xúc tích cực, theo thời gian trẻ sẽ học theo cách của cha mẹ.
Tuy nhiên trẻ thấy cha mẹ la hét, ném đồ đạc khi buồn bã, giận dữ,…rất có nhiều khả năng trẻ học theo chúng ta.
Ứng phó cảm xúc
Khi trẻ đã thể hiện cảm xúc và việc ứng phó với những cảm xúc đó như thế nào? Cũng như những kỹ năng khác việc dạy kỹ năng thể hiện cảm xúc cũng vậy, quan trọng là cha mẹ chọn cách lành mạnh, tích cực để trẻ học tập. Nếu cha mẹ yêu cầu trẻ sử dụng lời nói của mình khi trẻ giận dữ nhưng trẻ chứng kiến cha mẹ ném đồ đạc thì lời nói của cha mẹ sẽ không hiệu quả nữa.
Có nhiều cách tích cực, lành mạnh để ứng phó với cảm xúc khó chịu: hít thở sâu hoặc khuyến khích trẻ đến phòng của trẻ hoặc nơi yên tĩnh nào đó khi trẻ tức giận, điều này sẽ giúp trẻ giảm đi sự khó chịu, căng thẳng trước khi trẻ khó kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Khen ngợi con bạn khi chúng dùng lời nói để bày tỏ cảm xúc của mình
Khi con bạn nói với bạn rằng chúng đang cảm thấy thế nào, hãy khen ngợi chúng vì đã làm như vậy. Ví dụ, “Mẹ thích cách con nói với em của con rằng, chị rất buồn khi em gọi tên mẹ”. Khen ngợi trẻ vì đã có những hành vi tốt sẽ khiến chúng có nhiều hành động lặp lại trong tương lai. Điều đó cũng cho trẻ biết rằng bạn đang theo dõi trẻ và để ý khi trẻ làm những điều tốt.
Điều quan trọng là trẻ phải học cách xác định và bày tỏ cảm xúc của mình một cách thích hợp. Những đứa trẻ có khả năng bày tỏ cảm xúc của mình ít có khả năng bị trầm cảm và nóng nảy. Trẻ cũng dễ dàng hơn trong việc kết bạn và hòa đồng với những người khác.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất