07:49 16/01/2023

Con khóc mãi không ngưng, có phải do 'vía'?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Vũ Như Mai

Vài ngày trước, chị bạn gọi điện bày tỏ phiền não với tôi. Chị bảo con ở nhà thường xuyên quấy khóc dữ dội vào chiều tối hoặc ban đêm, không tài nào xoa dịu được dù chị và chồng đã làm đủ mọi cách. Cả nhà nội, ngoại "đứng ngồi không yên". Hai bà ở hai bên cứ hối thúc chị đi "đốt vía" cho con...

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc. Tất nhiên là vì chưa nói được, các bé chỉ có thể biểu hiện cảm xúc, nhu cầu, sự khó chịu thông qua tiếng khóc. Việc đoán được ý nghĩa tiếng khóc của trẻ chưa bao giờ là dễ dàng.

Chị bạn tôi có con nhỏ được khoảng 6 tuần tuổi. Từ ngày làm "mẹ bỉm", chị không có thời gian dành cho các mối quan hệ bên ngoài, nên việc tụ tập bạn bè với chúng tôi trở thành điều xa xỉ. 

Vài ngày trước, chị gọi điện bày tỏ phiền não với tôi. Chị bảo con ở nhà thường xuyên quấy khóc dữ dội vào chiều tối hoặc ban đêm, không tài nào xoa dịu được dù chị và chồng đã làm đủ mọi cách. 

Cả nhà nội, ngoại "đứng ngồi không yên". Hai bà ở hai bên thấy cháu đang khỏe mạnh, đột nhiên quấy khóc như vậy thì cứ hối thúc chị đi "đốt vía" cho con, nhưng chị không còn tin nhiều vào quan niệm dân gian nữa nên chỉ lo con gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

01673829662.png
Trẻ quấy khóc không dứt trong 2-6 tuần đầu (Ảnh: Parents.com).

Sau hôm tâm sự với tôi, chị đưa con đi khám bác sĩ nhi. Bác sĩ không thấy con có biểu hiện gì liên quan đến bệnh tật thông thường như nhiễm trùng, dị ứng,... Tuy vậy, bác sĩ lưu ý về biểu hiện khi con quấy khóc mà chị bạn tôi cung cấp là chân co lên và tay nắm chặt. Từ đây, bác sĩ có đề cập một khái niệm: Hội chứng Colic (khóc dạ đề) ở trẻ sơ sinh. 

Chị có gọi điện lại cho tôi và nói chuyện về hội chứng này. Thông qua trang web của Mayo Clinic - tổ chức chăm sóc sức khỏe nổi tiếng của Mỹ, tôi biết rằng, hội chứng Colic là hiện tượng quấy khóc thường xuyên, kéo dài và dữ dội ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Hội chứng này gây nên áp lực không nhỏ cho cha mẹ trong việc chăm sóc bé, bởi không ai khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo Mayo Clinic, sự khó chịu của hội chứng Colic lên đến đỉnh điểm khi trẻ được khoảng 6 tuần tuổi và giảm đáng kể sau 3-4 tháng tuổi. 

11673829662.png
Hội chứng Colic thường xảy ra ở trẻ sơ sinh (Ảnh: newbornbaby.com).

Tôi cũng vô tình biết chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM trên chương trình "Cẩm nang sống khoẻ" của Đài truyền hình Cần Thơ.

Theo PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết, hội chứng Colic được biểu hiện bằng việc: Cứ mỗi ngày bé sẽ khóc ít nhất 3 tiếng đồng hồ. Mỗi tuần khóc ít nhất 3 ngày và chuyện đó đã xảy ra ít nhất 3 tuần.

Có một điều ít ai biết của hội chứng này, đó là người khóc là em bé, nhưng người nên chú ý đầu tiên là các bậc phụ huynh. Vì tâm lý phụ huynh lúc đó rất căng thẳng.

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn khuyên các bậc phụ huynh, khi căng thẳng quá, hãy đưa con cho người khác trong gia đình tạm trông con, còn mình hãy đi ra ngoài, tránh việc rung lắc con. Sau một, hai phút cha/mẹ bình tâm trở lại, vào tiếp tục chăm con.

Còn với em bé, hãy ôm con lên, ôm sát vào người, cho da em bé áp sát vào phần ấm áp của cơ thể cha mẹ, đung đưa thật nhẹ nhàng, nói chuyện với con, hát bài hát con thích… Đặc biệt không nên để con vào võng, tránh việc rung lắc mạnh. 

Chuyên mục Tôi nói trên Tạp chí Trẻ em Việt Nam là nơi bày tỏ quan điểm, để Trẻ em nói, Cha mẹ nói, Chuyên gia nói xung quanh các vấn đề của cuộc sống thường ngày. Độc giả hãy cùng gửi bài viết, tâm sự, video, podcast chia sẻ suy nghĩ về cho chúng tôi nhé, để cùng lan toả yêu thương đến với con trẻ.

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm Tạp chí Trẻ em Việt Nam. Gửi bài tại đây

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận