17:03 07/10/2022

Dấu hiệu và những phương pháp chẩn đoán trẻ khiếm thính

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Bùi Tuấn

Trẻ bị khiếm thính hoặc chỉ bị suy giảm thính lực một phần đều ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cảm xúc cũng như nhận thức của bé.

1. Nguyên nhân trẻ bị khiếm thính

Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn – BV Đa khoa Medlatec, tình trạng khiếm thính ở trẻ sơ sinh có thể hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Nguyên nhân trẻ bị khiếm thính bao gồm:

- Do thai phụ mắc bệnh rubella, herpes hoặc giang mai trong giai đoạn mang bầu và không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

- Trẻ sinh non hay bị nhiễm trùng trong quá trình sinh nở cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng khiếm thính.

- Sau khi chào đời, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thính lực của trẻ nhỏ, một số bệnh nhân sau khi truyền máu để điều trị bệnh vàng da bắt đầu có dấu hiệu suy giảm thính lực. Trong trường hợp này, bác sĩ cần theo dõi sát sao, xử lý kịp thời để tránh những biến chứng xấu hơn có thể xảy ra.

- Do biến chứng của một số bệnh ở trẻ nhỏ, trong đó có thể kể đến tình trạng: viêm màng não hoặc rối loạn thần kinh…

1

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính

Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em bé sơ sinh không thể thông báo vấn đề sức khỏe của mình cho cha mẹ. Điều này khiến các bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc phát hiện trẻ khiếm thính và cho con đi điều trị kịp thời.

2.1. Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể được kiểm tra thính lực sau khi chào đời. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần dành thời gian quan sát khả năng nghe và tương tác của con qua từng giai đoạn phát triển. Sau đây là những đặc điểm của trẻ có thính giác không bình thường:

- Không bị giật mình bởi những tiếng ồn lớn.

- Không quay đầu hoặc không nhìn về hướng phát ra âm thanh khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi.

- Không phát âm được những từ ngắn dù trẻ đã được 1 tuổi.

- Trẻ quay đầu khi nhìn thấy bạn nhưng không quay đầu khi bạn gọi tên bé. Mặc dù tình trạng này dễ nhầm lẫn với việc bé đang lơ đãng nhưng cũng không loại trừ nguy cơ trẻ bị khiếm thính.

Nếu cha mẹ thấy trẻ nhỏ không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Thậm chí, bé không hề bị thu thút, nhìn về phía âm thanh đang phát ra. Đây là tín hiệu mà các bậc phụ huynh nên để tâm và chủ động cho bé đi kiểm tra, điều trị sớm. Nhìn chung, trẻ khiếm thính dưới 3 tháng tuổi vẫn có cơ hội điều trị và phục hồi thính lực.

tre-khiem-thinh

2.2. Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Các dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính trên 1 tuổi khá rõ ràng:

- Con thường sử dụng thiết bị điện tử và mở âm lượng khá to

- Trẻ khiếm thính không thể nghe rõ lời cha mẹ, chính vì thế khi được gọi tên hoặc hướng dẫn việc gì, bé cũng tỏ ra lơ đãng và không thực hiện đúng.

- Trẻ phản ứng khá chậm trước các tình huống xung quanh mình, đặc biệt là khi được mọi người hỏi chuyện.

- Trẻ trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi, thậm chí phải hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần.

Tốt nhất, khi phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện thính lực cho trẻ nhỏ.

3. Chẩn đoán khiếm thính ở trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được kiểm tra thính giác thường xuyên trong 3 năm đầu đời để sớm được phát hiện và điều trị nếu có khiếm khuyết.

- Điện thính giác thân não là một trong những phương pháp kiểm tra thính lực cực kỳ hiệu quả, chúng được biết đến với tên gọi viết tắt là ABR. Sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ biết được quá trình truyền thính giác từ ốc tai tới não có hoạt động ổn định hay không. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ thường lựa chọn thời điểm bé đang ngủ và đặt trẻ trong không gian yên tĩnh nhất có thể.

- Đo âm ốc tai – OAE: Phương pháp này kiểm tra khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng. Chính vì thế, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong y học. Nếu kết quả kiểm tra bất thường, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận