09:42 09/01/2023

Điều cần cẩu 80 tấn và loạt thiết bị nặng để kéo ống cọc bê tông có bé Hạo Nam

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Huơng Giang

Lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp đang bổ sung hàng loạt thiết bị nặng về hiện trường để tiến hành kéo ống cọc bê tông có bé Hạo Nam lên mặt đất như cần cẩu 80 tấn, gầu cạp đất,...

Bài viết này thuộc chuyên đề Bé trai lọt trụ bê tông

Trưa 31/12, bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn đã vào công trình cầu nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp để nhặt sắt. Trong lúc đi qua công trình đang thi công, Nam bất ngờ bị rơi xuống trụ bê tông rỗng có đường kính

Xem thêm

Ghi nhận vào chiều ngày 8/1, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Đồng Tháp vẫn khẩn trương thực hiện kéo ống cọc bê tông có bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) lên. Các thiết bị nặng tiếp tục được vận chuyển và bổ sung liên tục về hiện trường.

vận chuyển gầu cạp đất
Ngày 8/1, lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp tiến hành vận chuyển gầu cạp đất để tiến hành kéo ống cọc bê tông lên (Ảnh: Sở TT&TT Đồng Tháp).

Căn cứ tình hình thực tế tại công trình, tổ điều hành cứu nạn cứu hộ cầu Rọc Sen đã thay cọc ván thép 12 m cho cọc ván thép 18 m. Được biết, khi thực hiện lực lượng cứu hộ cứu nạn nhận thấy cừ ván thép 18 m không phù hợp với địa hình ở đây nên đổi qua sử dụng cừ ván thép 12 m để tạo thành bộ khung nhưng phương án ban đầu.

Hiện đơn vị đã đóng xong khung cọc ván thép 12 m xuống cao độ như dự kiến, đỉnh cọc thấp hơn mặt đất tự nhiên khoảng 2 m và tiến hành đào lấy đất trong khung vây.

Tính đến 16h cùng ngày, các công nhân đào lấy đất trong khung vây được khoảng 4 m, gia cố được 2/5 khung chống để gia cố khung vây, đồng thời hàn đặt được 1/5 khung chống.

Bên cạnh đó, lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp cũng đang bổ sung thêm các thiết bị phục vụ công việc như gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6-1 m, ống vách đường kính 1 m và 2 m…

Theo ghi nhận của PV ngày 8/1 tại hiện trường, công nhân đang rất khẩn trương thực hiện nhiệm vụ 24/24, tổ thực thi nhiệm vụ làm việc với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đối là trên hết.

Trước đó, vào ngày 7/1, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các đơn vị Bộ, Sở ngành địa phương và các chuyên gia. Tại cuộc họp đã thống nhất, hoàn thiện phương án và thành lập Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Kênh Rọc Sen để điều hành thi công phương án cứu hộ, cứu nạn sự cố, tai nạn tại công trình. 

Các công nhân đã tiến hành đóng cọc ván thép có chiều dài 18 m xung quanh trụ bê tông. Mặt khác, Tổ Điều hành đang huy động, bổ sung nhân lực và thiết bị đến hiện trường. Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

Phương án hiện tại đang được thực hiện là sử dụng kết hợp giữa cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh trụ bê tông.       

Theo phương án kết hợp này, cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi là tầng 1). Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi là tầng 2). Tiếp theo sau đó đất xung quanh trụ sẽ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Đến khi tiếp cận được với đáy trụ, sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhắc trụ bê tông có bé Hạo Nam lên.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận