10:09 15/09/2022

Kỹ năng sống cần thiết của trẻ mầm non

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tuệ Minh

Giáo dục kỹ năng sống với việc lấy trẻ làm trung tâm sẽ tạo cơ hội giúp trẻ chủ động học tập và phát triển toàn diện về thể chất tâm lý, trí tuệ, các mối quan hệ, … bằng nhiều hình thức khác nhau.

Một số kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện và thích nghi được với mọi hoàn cảnh:

Kỹ năng tự ăn: Giúp trẻ ăn tự lập mà không cần người xung quanh. Đến khi trẻ đủ tuổi để có thể ngồi trên bàn ăn, tay biết cầm nắm đồ ăn, đồ vật thì bố mẹ nên dạy cho bé một số công việc sau: Đâu là những đồ ăn có thể ăn được? Đâu là những món không thể bốc lên cho vào miệng? Tập cho con thói quen tự cầm thìa xúc đồ ăn…

anh2
Trẻ được tập thói quen tự cầm thìa xúc đồ ăn

Kỹ năng ứng xử: Giúp sẽ tự tin và dễ hoà nhập với người xung quanh. Một số kỹ năng ứng xử mà bố mẹ có thể dạy cho bé: chào hỏi người lớn, tôn trọng mọi người bằng cách không khóc lóc để đòi bằng được món quà, với những em bé nhỏ tuổi hơn phải nhường nhịn, nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc…

6
Trẻ được vui chơi giúp đỡ và chia sẻ cùng các bạn

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Những kỹ năng như đánh răng, lấy đồ ăn thức uống, tự mang giày, tự biết cách đội mũ khi ra ngoài,… là cần thiết cho trẻ mầm non, giúp trẻ tự biết chăm sóc bản thân tốt hơn khi không có phụ huynh bên cạnh.

Kỹ năng học hỏi: Thầy cô và gia đình cần tạo không gian, môi trường để trẻ có thêm trải nghiệm về thế giới bên ngoài, để con được rèn luyện phát huy thói quen học hỏi, tập đọc,… Dậy trẻ những câu hỏi cái gì, tại sao và tìm lời giải đáp cho câu hỏi, việc này nên làm như thế nào,…

1
Trẻ được tập làm bác sỹ

Kỹ năng nói thật: Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện cùng trẻ, khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ trong đầu. Khi trẻ phạm lỗi thì chúng ta nên động viên con nhận lỗi và sau đó khen trẻ ngoan để trẻ nhận thức được sai là phải xin lỗi, chứ không phải nói dối để che dấu sự việc.

Kỹ năng sắp xếp ngăn nắp: Đây là kỹ năng trẻ cần rèn luyện. Trẻ con rất ham vui nên khi trẻ bày đồ chơi hoặc vứt quần áo lung tung rồi chạy đi chơi thì người lớn cần gọi trẻ lại để yêu cầu, dọn dẹp, cất đồ chơi và quần áo từ nơi trẻ lấy ra.

3
Trẻ được làm quen, giới thiệu các loại đèn tín hiệu giao thông

Kỹ năng vượt qua trở ngại: Bố mẹ không nên bao bọc trẻ quá mức, hãy để trẻ tự thân vận không, không ỷ lại cũng như dựa dẫm vào người khác. Trong mọi sự việc, bố mẹ hãy tìm hiểu về nguyên nhân, dạy trẻ nói ra cảm xúc của mình khi gặp chuyện. Đồng thời cũng nên gợi ý, thảo luận cùng con một số cách giải quyết, sau đó để trẻ chủ động trải nghiệm.

Kỹ năng giúp đỡ, chia sẻ: Bố mẹ hãy dạy trẻ cách quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh, điều giúp đứa trẻ khi lớn lên giàu tình thương và có lòng trắc ẩn.

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Bố mẹ nên dạy trẻ không được nói chuyện với người lạ, không được nhận đồ hay đi theo bất kỳ ai mà trẻ chưa gặp bao giờ. Khi ở những khu vực cấm, gần đồ vật, con vật nguy hiểm thì bố mẹ hãy nhắc trẻ tránh xa.

5
Trẻ được làm quen với mô hình cây, động vật

Kỹ năng quản lý thời gian: Ngay từ nhỏ, bố mẹ nên đưa ra những quy định về thời gian vui chơi, xem ti vi, điện thoại hay lúc ăn cơm, tạo cho trẻ thói quen quản lý thời gian, điều đó giúp ích rất lớn cho cuộc sống sau này của trẻ.

Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật: Trẻ em cần cho tiếp xúc với cây và động vật nhiều từ nhỏ, giúp tâm hồn và tính cách của trẻ trở nên phong phú và tươi đẹp.

Kỹ năng bơi lội: Đây là một trong những kỹ năng sống thực sự vô cùng quan trọng, giúp trẻ biết cách tự cứu mình khi xảy ra tình huống bất ngờ dưới nước.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận