07:27 14/11/2022

Ông Rad Kivette, Trưởng đại diện Vinacapital Foundation tại Việt Nam: “Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ lan tỏa giá trị về quyền phụ nữ, trẻ em”

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lan Phạm

“Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt trong vấn đề phụ nữ, trẻ em. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ lan tỏa các giá trị này khi là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc", ông Rad Kivette, Trưởng đại diện Vinacapital Foundation tại Việt Nam chia sẻ với Thời Đại.

Ông nói: Tôi tự hào vì Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, lần thứ 2 sau 8 năm. Điều này cho thấy các thành viên Liên hợp quốc cũng như các nước khác trên thế giới đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam. Bản thân tôi cũng được chứng kiến những điều này hàng ngày. Với cam kết của Việt Nam đối với quyền con người, khả năng lãnh đạo và niềm tin mãnh liệt vào quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, Việt Nam sẽ không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ông Rad Kivette - Trưởng đại diện của Vinacapital Foundation tại Việt Nam. (Ảnh: Vinacapital Foundation)
Ông Rad Kivette - Trưởng đại diện của Vinacapital Foundation tại Việt Nam. (Ảnh: Vinacapital Foundation)

Thưa ông, Việt Nam cần tập trung hoạt động vào nội dung gì để thực hiện tốt vai trò của mình?

Việt Nam nên tập trung và tiếp tục thúc đẩy việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản. Việt Nam và Hội đồng nhân quyền sẽ giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền tại các quốc gia thành viên, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng, kéo dài và đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu các vi phạm này.

Cá nhân tôi hy vọng Việt Nam sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy chương trình nghị sự về nhân quyền. Việt Nam hiện tập trung vào các vấn đề cơ bản thuộc trọng tâm của Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người. Những trọng tâm này được củng cố thông qua việc đề cao và tôn trọng sự đa dạng, sự hòa nhập của tất cả người dân Việt Nam vào quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh chóng và bảo vệ quyền bình đẳng của mọi công dân.

Trong hơn 20 năm ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến ​​những tiến bộ ấn tượng về quyền của phụ nữ, bình đẳng giới và các quyền cơ bản của trẻ em. Nhìn vào lịch sử Việt Nam, có thể nhận thấy sự tôn trọng, khuyến khích và đánh giá cao sự tham gia của phụ nữ vài niuh mặt đời sống đã có từ lâu đời. Tôi mong Việt Nam sẽ lan tỏa các giá trị về quyền phụ nữ, trẻ em đến những khu vực hiện đang cần tăng cường hiểu biết về lĩnh vực này.

Theo ông, Việt Nam có thuận lợi và thách thức gì trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền phụ nữ và trẻ em?

Việt Nam có nhiều lợi thế trong một số bối cảnh lịch sử và đương đại trong vấn đề quyền phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đã tham gia vào các lĩnh vực mà ở các quốc gia khác thường chỉ dành cho nam giới. Phụ nữ Việt Nam có cách tiếp cận tế nhị và kiên nhẫn nhằm cải thiện quyền con người. Họ giải quyết cả công việc gia đình, sự nghiệp 24/7 một cách thông minh mà không hề kêu ca, phàn nàn.

Trong các quốc gia mà tôi biết, Việt Nam là nước mà trong lịch sử có nhiều nữ lãnh đạo, chiến binh, tướng lĩnh nổi tiếng nhất. Âu Cơ sinh ra các vua Hùng, Hai Bà Trưng dũng mãnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Hán. Còn có Bà Triệu với câu nói nổi tiếng: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người"...

Ở Việt Nam, phụ nữ từ lâu đã tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Cuối những năm 1970, khoảng 44% đại biểu Quốc hội là phụ nữ, con số này hiện là 30,26% nhưng đang có xu hướng tăng lên. Việt Nam có tỷ lễ phụ nữ tham gia lập pháp cao hơn các quốc gia và khu vực khác, cụ thể là Châu Á (18%), thế giới (24%), Mỹ (27%). Việt Nam có lợi thế trong việc khuyến khích phụ nữ tham gia chính trị và các họat động xã hội nói chung.

Một lợi thế nữa của Việt Nam là 85% dân số là dân tộc Kinh. Dân cư thuần nhất luôn là lợi thế tạo nên bản sắc dân tộc lâu bền do người dân chia sẻ những giá trị giống nhau, người dân và lãnh đạo thống nhất trong cách hiểu và đong đo về “quyền” và “cơ cấu tin cậy”.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một khó khăn. Đó là có 15% dân số Việt Nam thuộc 53 dân tộc thiểu số. Chính phủ hiện đang bảo vệ và cải thiện cuộc sống của người dân tộc thiểu số thông qua các quy định và chương trình cụ thể.

Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em những năm gần đây?

Tôi đánh giá tích cực về các hoạt động của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em hay quyền con người nói chung.

Trong 20 năm qua tôi đã chứng kiến chính quyền ở mọi tỉnh thành, dưới sự lãnh đạo của trung ương, cam kết gìn giữ hòa bình, không bỏ rơi trẻ em, nỗ lực bảo vệ và tăng cường quyền của phụ nữ và các giới khác. Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển và Việt Nam đang tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập cao. Chính phủ đang nỗ lực tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người được hưởng các quyền tự do và quyền con người.

Tôi làm việc hàng ngày với các cơ quan khắp cả nước. Do vậy, tôi tận mắt thấy việc thực thi, bảo vệ và khuyến khích nhân quyền, đặc biệt là quyền liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Tôi thấy vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhưng Việt Nam có một tương lai tươi sáng trước mắt. Với những thành tựu, kinh nghiệm, cam kết và tầm nhìn của mình, Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho Hội đồng nhân quyền.

Ông mong đợi gì ở đóng góp của Việt Nam thời gian tới?

Bên cạnh những điều tôi đã nói ở trên, tôi mong muốn Việt Nam đóng góp kiến ​​thức, sự tôn trọng và khả năng lãnh đạo. Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ có cách tiếp cận cân bằng – một cách tiếp cận vô giá Hội đồng và với thế giới, xét trong bối cảnh thế giới dường như đang phủ nhận mọi quan điểm cân bằng.

Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ quan điểm hợp tác là “tôn trọng lẫn nhau'” trong mọi hoạt động. Tôn trọng lẫn nhau phải luôn đi kèm với “đối thoại và hợp tác”. Đây là những nguyên tắc mà Việt Nam sẽ chia sẻ với Hội đồng và thế giới. Là một cộng đồng, chúng ta phải tìm ra điểm chung nhưng cũng cần tôn trọng những góc nhìn khác biệt trong việc bảo vệ hòa bình ở từng quốc gia. Độc lập là nền tảng thiêng liêng với bất kỳ quốc gia nào. Việc áp dụng “quyền tự do” ở một quốc gia phải được nhìn qua lăng kính lịch sử, văn hóa của chính quốc gia đó.

Hạnh phúc là kết quả của nhiều yếu tố xã hội, kinh tế, nhân khẩu và chính trị. Việt Nam sẽ đóng góp những nguyên tắc này cho hội đồng, trở thành những công cụ quan trọng giúp hội đồng thực hiện trách nhiệm của mình và định hình cuộc tranh luận về nhân quyền trong tương lai.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Thời đại

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận