09:12 05/09/2022

Trẻ chậm nói, nguyên nhân do đâu?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An/ Theo Sohu

Trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý, để điều trị hiệu quả, việc tìm ra nguyên nhân chính xác rất quan trọng.

Dấu hiệu bé chậm nói

Bé 4 tháng tuổi: Bé chưa thể bắt chước giọng bố mẹ nhưng có thể phát ra những âm thanh bập bẹ.

Bé 6 tháng tuổi: Bé khóc được nhưng không cười.

Bé 1 tuổi: Bé không thể nói bất kỳ từ nào và không thể giao tiếp với cha mẹ bằng cử chỉ hoặc ngôn ngữ của mình.

Bé 15 tháng tuổi: Bé vẫn chưa quen với những món đồ mà con thường xuyên sử dụng.

Bé 1 tuổi rưỡi: Bé chỉ nói được rất ít từ.

Bé 2 tuổi: Bé không nghe lời mẹ hướng dẫn, không nói được những câu đơn giản.

Bé 3 tuổi: Bé không nói và không biết bất kỳ câu hỏi nào để hỏi bố mẹ.

Nếu bé có các vấn đề như trên rất có thể trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám kịp thời.

tre-cham-noi

Việc trẻ chậm nói phần lớn liên quan đến chức năng tâm sinh lý của trẻ. Bố mẹ cần tìm nguyên nhân và tìm cách để phát triển khả năng ngôn ngữ của bé bằng những cách dưới đây:

1. Đẩy nhanh phát triển não trái và não phải

Não trái và não phải có sự phân công hoạt động khác nhau, tốc độ phát triển cũng khác nhau. Có trẻ phát triển não phải nhanh hơn, có trẻ phát triển não trái nhanh hơn. Khi trẻ lớn lên cũng cần thực hiện sự hợp tác của não trái và não phải.

Nếu việc giao tiếp giữa 2 não gặp trục trặc sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bố mẹ có thể đưa bé tới các lớp chuyên biệt để đẩy nhanh quá trình phát triển ngôn ngữ của bé và bắt kịp khả năng ngôn ngữ của bé.

2. Vận động não trái

Phản ứng của não và cơ thể là trái ngược nhau, nghĩa là tay trái tập não phải, tay phải tập não trái. Nếu bé chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ có thể cho bé vận động tay phải nhiều, sau đó cho bé cầm đũa bằng tay phải, dùng tay phải cắt lưới cửa sổ, ném bóng bằng tay phải.

Bạn cũng có thể cho bé vận động chân phải nhiều, cho bé đá bóng bằng chân phải,… để rèn luyện sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

3. Thúc đẩy sự phát triển của não bộ

Nói chuyện với bé nhiều hơn

Tuy bé không hiểu người lớn nói gì nhưng thông qua việc lắng nghe, bé sẽ bắt đầu hoạt động não bộ thông qua các thông tin nhận được. Dần dần bé có thể làm theo hướng dẫn của người lớn, nhận thông tin và phản hồi lại. Do đó, bố mẹ hãy nói chuyện với bé nhiều hơn và lắng nghe tiếng nói của bé.

Khả năng ngôn ngữ của bé bắt đầu phát triển liên tục ngay từ khi mới sinh ra, ngay cả khi trẻ không nói được thì khả năng của trẻ vẫn đang phát triển.

 Khi nói chuyện với bé, cha mẹ cũng nên kích thích bé tự phát âm. Khi bé phát âm thì bố mẹ cũng nên phản hồi kịp thời.

Hãy giải thích những điều xung quanh cho bé

Khi lớn lên bé sẽ tiếp xúc với nhiều đồ dùng, vật dụng khác nhau. Bố mẹ mẹ có thể sử dụng các đồ dùng, vật dụng để thúc đẩy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.

Ví dụ: Khi cầm thìa lên, bố mẹ hãy hỏi bé đây là cái gì sau đó nói với bé đây là thìa, rồi đặt thìa vào tay bé.

Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và hành động có thể giúp bé nhanh chóng thiết lập cấu trúc ngôn ngữ và nhanh chóng nhận biết mọi thứ.

Kể chuyện cho bé nghe

Ngay khi bé chào đời, bố mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe, cho bé xem thẻ, hát các bài hát hoặc đọc thơ, kể chuyện cho bé nghe. Khả năng ngôn ngữ của bé sẽ tăng dần theo thời gian.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận