09:50 17/12/2022

Bóc lột sức lao động của trẻ em bị phạt gì, có phải đi tù không?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam

Lao động trẻ em được pháp luật bảo vệ chặt chẽ với những điều kiện tuyển dụng khắt khe. Người thuê trẻ em làm việc trái quy định sẽ bị phạt nặng.

Pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em tại các điều 143-147 trong Bộ luật Lao động 2019.

Bóc lột sức lao động của trẻ em bị phạt gì, có phải đi tù không? - 1Pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em (Ảnh đồ họa: Tùng Nguyên).

">

Pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em (Ảnh đồ họa: Tùng Nguyên).

Với nhóm lao động từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi, Điểm 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) ban hành.

Với nhóm trẻ chưa đủ 13 tuổi, Điểm 3 điều 145 quy định: "Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh".

Bóc lột sức lao động của trẻ em bị phạt gì, có phải đi tù không? - 2Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm (Ảnh chụp màn hình: Tùng Nguyên).

">

Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm (Ảnh chụp màn hình: Tùng Nguyên).

Khi sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc, phải tuân theo nhiều quy định như: Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với trẻ và người đại diện; bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của trẻ…

Ngoài ra, phải có giấy khám sức khỏe, xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 6 tháng; bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

Thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên cũng được quy định rất chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Theo Điều 146 Bộ luật Lao động 2019, thời giờ làm việc của người chưa thành niên quy định như sau: "Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần; không được làm thêm giờ, không làm việc vào ban đêm".

Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động chưa thành niên bị phạt tiền từ 1 đến 75 triệu đồng.

Cụ thể, hành vi không lập sổ theo dõi riêng, có lập sổ nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định, không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước yêu cầu sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng.

Bóc lột sức lao động của trẻ em bị phạt gì, có phải đi tù không? - 3Cá nhân, tổ chức sử dụng lao động trẻ em trái quy định sẽ bị xử phạt (Ảnh đồ họa: Tùng Nguyên).

">

Cá nhân, tổ chức sử dụng lao động trẻ em trái quy định sẽ bị xử phạt (Ảnh đồ họa: Tùng Nguyên).

Phạt tiền 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của trẻ; không có giấy xác nhận sức khỏe của trẻ phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 6 tháng…

Các hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định; bắt làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp… cũng bị xử phạt 20-25 triệu đồng.

Phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép; sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép, hoặc làm công việc được cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn (Sở LĐ-TB&XH)…

Theo Dân trí

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận