Nhận biết thiếu máu ở trẻ em
Sắt là vi chất rất quan trọng trong việc duy trì nhiều chức năng của cơ thể, nhất là trong quá trình cơ thể sản xuất hemoglobin (là phân tử vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu trong máu). Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hemoglobin.
Bs CKI. Trần Văn Chung – Khoa Nội nhi tổng hợp, BV Sản nhi Bắc Ninh chia sẻ những điều cần biết về bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em:
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là trường hợp giảm nồng độ hemoglobin hay khối hồng cầu, thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gọi là thiếu máu khi lượng hemoglobin (Hb) dưới giới hạn sau đây:
Nguyên nhân:
Do giảm sản xuất:
– Trẻ biếng ăn, kén ăn nên không cung cấp đủ các nguyên liệu tạo máu như thiếu Sắt, acid folic, vitamin B12…
– Một số bệnh lý nhiễm trùng gây ức chế tủy xương sản xuất các dòng tế bào máu gây thiếu máu…
– Do suy tủy
Do tăng phá hủy hồng cầu:
– Một số thuốc gây vỡ hồng cầu như quinin, quinidin, methyldopa, penicillin, ticlopidin, clopidogrel
– Ngộ độc đồng, chì
– Bệnh sốt rét, nhiễm Toxoplasma, nhiễm trùng nặng…
– Ở trẻ sơ sinh, bất đồng nhóm máu mẹ con gây vỡ hồng cầu, thiếu máu, vàng da do tăng hoạt chất bilirubin gián tiếp khi hồng cầu vỡ.– Cường lách…
Do mất máu, xuất huyết:
– Gặp trong các tình trạng chấn thương,
– Bệnh cảnh nhiễm trùng: xuất huyết tiêu hóa do các bệnh nhiễm trùng như Lỵ, viêm ruột hoại tử, xuất huyết, sốt xuất huyết Dengue….
– Ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.
– Nhiễm giun sán…
Do các bệnh lý về máu
– Các khiếm khuyết nội tại của tế bào máu như: bệnh hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình liềm, thalassemia, thiếu men G6PD….
– Các bệnh lý tại các cơ quan tạo máu như xơ gan, cường lách, đa u tủy xương…. đều ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, sản xuất ra các dòng tế bào máu không đủ chức năng, gây giảm sản xuất, tăng phân hủy tế bào máu hoặc xuất huyết.
Các dấu hiệu thiếu máu
– Da xanh, lòng bàn tay, bàn chân nhợt, kết mạc mắt nhạt màu
– Trẻ kém tập trung khi làm việc, học tập, kém vận động, ít linh hoạt…
– Biếng ăn, sụt cân, tóc khô, lưỡi mất gai, móng biến dạng…
– Chậm biết ngồi, chậm biết đi ở trẻ nhỏ. Chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao
– Một số trẻ thiếu máu do xuất huyết dạ dày thường có triệu chứng đi cầu phân đen kéo dài, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua
– Một số trẻ thiếu máu do bệnh lý về máu ngoài các triệu chứng trên còn có triệu chứng gan, lách to, hạch nổi, mặt biến dạng…
Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em:
– Tiêm vitamin K1 dự phòng sau sinh
– Sàng lọc sau sinh bệnh lý thiếu men G6PD, vàng da do bất đồng nhóm máu mẹ con
– Bổ sung sắt ở trẻ sơ sinh đẻ non, nhẹ cân, trẻ sinh đôi, sinh ba…
– Bú sữa mẹ hoàn toàn
– Bổ sung thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12…trong khẩu phẩn ăn
– Tẩy giun định kỳ
– Khám để được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nền, bệnh lý về máu khi bé có dấu hiệu thiếu máu.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất