'Tôi là người mẹ tốt, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời'
Có người nói với tôi rằng: “Tôi là một người mẹ tuyệt vời”, nhưng tôi thấy điều này không đúng. Bởi vì việc trở thành một người cha, người mẹ tốt là một điều không hề đơn giản.
Tôi là một người mẹ tốt, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng, đó là điều bình thường và tôi chỉ cần tập trung vào việc trở thành một người mẹ tốt, vậy là đủ.
Điều quan trọng là tôi luôn cố gắng, suy nghĩ tích cực để trở thành những người cha người mẹ tốt. Vậy cha mẹ có thể làm điều đó như thế nào? Dưới đây là 3 điều các bậc phụ huynh có thể làm để trở thành những người cha người mẹ tốt.
1. Suy ngẫm hằng ngày
Sau một ngày dài, hãy suy ngẫm về những điều đã xảy ra. Đã có rất nhiều ngày tôi la mắng con của mình nhiều hơn mức tôi tưởng tượng và vào cuối ngày, tôi cảm thấy điều đó thật tồi tệ.
Tôi mất rất nhiều đêm suy nghĩ rằng, chuyện gì đã xảy ra với mình khi làm cha mẹ. Tại sao những người khác có thể điều tiết được cảm xúc của họ? Tại sao trong mọi tình huống những người khác lại có thể bình tĩnh với con cái của họ đến vậy?
Không có cha mẹ nào hoàn hảo và tôi đã có những kỳ vọng hết sức viển vông khi làm cha mẹ. Vậy nên, thay vì khiến bản thân cảm thấy áp lực với việc làm cha mẹ, tôi sẽ suy ngẫm lại về những việc đã làm với con trong một ngày và nghĩ về những điều mà ngày mai tôi cần phải thay đổi.
Hãy hỏi bản thân những câu hỏi này nếu như bạn đã và đang trải qua những điều tương tự như vậy khi làm cha mẹ: Ngày hôm nay đã diễn ra điều gì? Bản thân cảm thấy như thế nào và đã phản ứng như thế nào khi có những cảm xúc tiêu cực như vậy? Cần phải thay đổi điều gì vào ngày mai?
2. Điều tiết cảm xúc bản thân
Việc tự điều chỉnh cảm xúc là một phần vô cùng quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của cha mẹ. Việc tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân có thể là thách thức đối với cha mẹ.
Các bậc phụ huynh được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn mới rất nhanh chóng. Cha mẹ rất dễ trở nên choáng ngợp, bị phấn khích quá mức và có thể dẫn đến căng thẳng. Để giúp tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, đầu tiên cha mẹ cần có phải có nhận thức về những yếu tố sẽ dẫn đến những cảm xúc thái quá.
Sau đó hãy chọn một yếu tố cụ thể và đặt nó làm mục tiêu để luyện tập việc tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Một vài ví dụ về việc tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân bao gồm những kỹ thuật Mindfulness (tạm dịch là chánh niệm) như hít thở sâu và thiền, đi bộ hoặc dành thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài ra, vẫn còn có rất nhiều cách khác để đối phó với sự lo lắng khi làm cha mẹ.
3. Đọc một cuốn sách về cách nuôi dạy con
Khi bạn đang suy ngẫm về một ngày và nghĩ về điều bạn muốn thay đổi vào ngày mai, hãy lựa chọn một cuốn sách hay một bài báo viết về cách nuôi dạy con. Có rất nhiều cách nuôi dạy trẻ khác nhau, nhưng hãy lựa chọn một quyển sách viết về phương pháp nuôi dạy con phù hợp với bạn.
Khi làm cha mẹ hay khi là một nhà trị liệu, hai trong số những quyển sách yêu thích mà tôi đã đọc đó là “5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ” của tác giả Gary Chapman và Ross Campbell và “Đứa trẻ dễ cáu giận” của Tiến sĩ Ross W.Greene.
Có rất nhiều cuốn sách hay khác viết về việc nuôi dạy trẻ ngoài kia, không quan trọng bạn đọc cuốn sách nào, hãy chọn bất kỳ quyển nào bạn cảm thấy nó sẽ có hữu ích cho cuộc sống của bạn, có thể nó sẽ giúp bạn thay đổi ngôn ngữ và phương pháp nếu cần.
Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong một tư duy tiêu cực với việc nuôi dạy trẻ, những cuốn sách về phương pháp nuôi dạy con có thể giúp bạn thay đổi tư duy đó. Thậm chí đôi khi đọc một bài báo cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong tư duy.
Nuôi dạy con cái là một việc rất khó khăn, không nên đặt áp lực bắt bản thân phải cố gắng trở thành những người cha, người mẹ hoàn hảo, thay vào đó hãy cố gắng trở thành những người cha, người mẹ tốt.
Nhưng điều quan trọng chính là chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình khi làm cha mẹ. Để tiếp tục làm điều đó, bạn có thể làm theo những lời khuyên trên để trở thành một người cha người mẹ tốt và những lời khuyên đó có thể giúp bạn thay đổi tư duy và học thêm những kỹ năng mới.
Theo Motherly
Chuyên mục Tôi nói trên Tạp chí Trẻ em Việt Nam là nơi bày tỏ quan điểm, để Trẻ em nói, Cha mẹ nói, Chuyên gia nói xung quanh các vấn đề của cuộc sống thường ngày. Độc giả hãy cùng gửi bài viết, tâm sự, video, podcast chia sẻ suy nghĩ về cho chúng tôi nhé, để cùng lan toả yêu thương đến với con trẻ.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm Tạp chí Trẻ em Việt Nam. Gửi bài tại đây
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất