Việc con được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ có thể làm thay đổi cuộc đời cha mẹ. Dưới đây là những lời khuyên từ nhà tư vấn giáo dục Adam Soffrin về những việc cần làm khi con được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Cô bé Vũ Phạm Mai Hân (11 tuổi ở thành phố Thủ Đức, TPHCM) mắc bệnh teo cơ tủy từ nhỏ, 2 năm trở lại đây phải ngồi xe lăn di chuyển. Nhưng không vì trở ngại ấy, Hân luôn tràn đầy lạc quan, tự tin với điểm mạnh bản thân, đạt danh hiệu học sinh giỏi 5 năm liên tiếp.
Người mẹ thành công muốn truyền cảm hứng cho con gái tự tin bước vào đời nên đã viết một bức thư chia sẻ những kiến thức cuộc sống cô thu thập trong hành trình trưởng thành của mình.
Bạn có bao giờ la mắng con mình vì những lỗi lầm rất nhỏ không? Bạn có lúc nào tự hỏi liệu bạn có sự tin tưởng của con? Hãy cùng tìm hiểu phong cách nuôi dạy con cái của bạn có vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khoẻ tinh thần của trẻ.
“Mỗi lần nghe bố mẹ gọi là “mày”, con cảm thấy rất xa cách, như thể bố mẹ đang ghét con chứ chẳng có sự yêu thương nào cả... Có lần, bạn đến rủ con đi học thấy nhà mình nói chuyện oang oang, bạn tưởng cãi nhau nên phóng xe đi vội, không đợi con”, em Đặng Thị Hà viết trong thư gửi bố mẹ.
Tiếng Anh có câu “Children see, children do”, con trẻ nhìn và chúng làm theo. Chúng ta dạy trẻ không được nói dối bố mẹ nhưng chính chúng ta lại nói dối ngay trước mặt trẻ. Chúng ta giục trẻ đọc sách nhưng chính mình lại không đọc nổi một trang. Mọi việc chúng ta làm có sức mạnh hơn vạn lời răn dạy.