Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Nỗi lo của cha mẹ!
Thời gian gần đây, hiện tượng trẻ năng động quá mức ngày càng phổ biến, đây có thể chính là biểu hiện sớm của “Rối loạn tăng động giảm chú ý” mà không phải ai cũng biết.
Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ ADHD không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: ở lớp, trẻ ADHD thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ “quên vẫn hoàn quên”.
Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder -ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh mạn tính ảnh hưởng nhiều đến khả năng kiểm soát hành vi cũng như khả năng tập trung chú ý của trẻ.
Tỉ lệ trẻ bị rối loạn thay đổi tùy theo từng quốc gia. Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn này. Kết quả nghiên cứu từ trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) cho biết, tại Mỹ cứ 100 đứa trẻ từ 2-17 tuổi sẽ có gần 10 trẻ có chẩn đoán ADHD (2016).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 09 triệu chứng giảm chú ý, 06 triệu chứng tăng động và 04 triệu chứng xung động thường gặp ở trẻ bị ADHD. Trẻ cần được khám đánh giá cẩn thận nhằm xác định là các các triệu chứng nầy phải xuất hiện khi trẻ còn nhỏ (trước 6 tuổi), biểu hiện thường xuyên xảy ra ở ít nhất 2 môi trường sinh hoạt khác nhau (nhà trường, trong gia đình, giao tiếp bên ngoài xã hội...) và dẫn đến trẻ bị giảm chức năng trong sinh hoạt.
Dưới đây là một số triệu chứng để các phụ huynh lưu ý và đưa trẻ đi khám:
Không giao tiếp với bạn bè: trẻ ADHD thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.
Khó khăn bày tỏ cảm xúc: trẻ mắc ADHD cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
Khía cạnh tăng động, trẻ thường có những biểu hiện đáng lo ngại làm phụ huynh rất “phiền não”
Không tập trung trong lớp: trong cơ thể trẻ ADHD dường như có một “chiếc máy hoạt động không nghỉ”. Trẻ thường không thể ngồi im. Xu hướng là trẻ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.
Khó đợi đến lượt: trẻ tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.
Hay quậy phá, dễ nổi giận: trẻ ADHD rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.
Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ ADHD thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.
Tại Việt Nam, theo các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ trẻ có vấn đề về chú ý khoảng 4% trên 1.320 trẻ được nghiên cứu.
Ths.Bs. Nguyễn Mai Hương, Phó trưởng khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương cũng chia sẻ: Mỗi năm, khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 3000 lượt trẻ khám rối loạn tăng động giảm chú ý, chiếm gần 20% tổng lượt khám. Các biểu hiện đặc trưng của trẻ là khó khăn trong duy trì chú ý, chọn lọc chú ý, dẫn tới khó khăn trong hoàn thành trọn vẹn các nhiệm vụ, bài vở. Đồng thời trẻ hoạt động quá nhiều, thiếu kiềm chế, có tính xung động, bốc đồng nên dễ gây ra những căng thẳng trong quan hệ xã hội, hành vi không phù hợp, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
Có thể thấy dù không có con số thống kê cụ thể nhưng đã có nhiều bằng chứng thể hiện tỷ lệ trẻ bị mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có xu hướng gia tăng ở nước ta.
Các triệu chứng bệnh khởi phát ở độ tuổi rất nhỏ, có thể kéo dài suốt cuộc đời và cùng tồn tại với các rối loạn tâm thần khác. Trẻ bị bệnh này có chỉ số thông minh (IQ) thấp, có ít lòng tự trọng và kỹ năng xã hội kém.
Nếu bố mẹ tinh ý sẽ phát hiện được khi trẻ chưa biết đi: trẻ hay chòi đạp, liên tục vận động, khi ngủ mới không chòi đạp. Khi biết đi từ 15-16 tháng, bé chỉ chạy, luôn leo trèo, phá phách, không bao giờ ngồi yên. Đến tuổi đi học, trẻ thường gây xáo trộn cả lớp, quậy phá liên tục, nói rất nhiều, tay chân không bao giờ để yên. Có khi cô đang dạy, trẻ tự ý đứng dậy đi lung tung trong lớp hoặc đi ra ngoài, có khi muốn nói gì thì nói…
Hiện nay việc điều trị trẻ mắc ADHD cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cán bộ y tế. Trẻ có thể cải thiện khi cha mẹ có các biện pháp quản lý hành vi, thái độ ứng xử tích cực, thực hiện những nguyên tắc dựa trên sự tôn trọng và hỗ trợ trẻ một cách tối đa. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và kịp thời đưa con đi khám và can thiệp kịp thời nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, tránh những hậu quả đáng tiếc khi trẻ lớn lên.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất