14:13 06/10/2022

Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu trẻ mọc răng?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Trẻ mấy tháng mọc răng là thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bỉm lần đầu nuôi con. Thực tế, trẻ mọc răng sớm hay muộn sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của bé.

Mọc răng là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên, đồng nghĩa với việc bé đang chuẩn bị cho quá trình ăn thức ăn đặc thay vì chỉ bú sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra, mọc răng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của bé.

tre-may-thang-moc-rang

1. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Khi bắt đầu mọc răng trẻ thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, ngứa lợi nên con hay gặm, cắn hoặc thích đưa bất kỳ đồ vật nào vào miệng, miệng bé chảy nhiều nước dãi,…

Khi bé mọc răng, ba mẹ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng như:

– Chảy dãi: Mọc răng sẽ khiến bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

– Nổi ban quanh miệng và cằm: Khi bé chảy nước dãi nhiều, lượng nước dãi này có thể tiếp xúc với da gây nổi mẩn.

– Ho: Chảy nước dãi cũng có thể dẫn tới tình trạng ho, khó chịu.

– Khó ngủ: Đau răng có thể khiến bé khó ngủ, cáu gắt, quấy khóc.

– Bé hay cắn: Khi mọc răng, bé sẽ thích cắn mọi thứ xung quanh.

– Bé bị sốt: Thời điểm mọc răng, hệ miễn dịch của bé thay đổi nên bé dễ bị sốt. Thông thường trẻ thường sốt 37,5 độ C đến 38 độ C, nếu trẻ sốt cao và kéo dài mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng mọc răng này thường xuất hiện trước khi răng mọc khoảng 3 đến 5 ngày và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày. Do đó, nếu bé có các triệu chứng trên, bạn cần chú ý quan sát và phát hiện sớm vấn đề.

20211029_tre-moc-rang-mat-bao-lau-1

2. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Hầu hết trẻ nào sinh ra cũng từng trải qua hai lần mọc răng, lần một là khi con mọc răng sữa và lần hai là lúc con thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn.

Quá trình mọc răng sữa là một trong những bước ngoặt đầu đời của con. Ba mẹ thường lo lắng không biết trẻ mấy tháng tuổi bắt đầu mọc răng? Nếu như trẻ mọc răng sớm hay muộn thì có gây ảnh hưởng gì không?

Trước tiên để giải quyết vấn đề “trẻ mấy tháng tuổi sẽ mọc răng” ba mẹ cần biết được những điều sau:

– Việc mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau, vì còn tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé, chế độ ăn uống và di truyền (tỷ lệ thấp).

– Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi.

– Đến khi bé được tầm 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi con sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa.

– Có một số trẻ mọc răng sớm mới khi được 4 tháng tuổi và cũng có bé đến tận 9 tháng hoặc 10 tháng tuổi mới bắt đầu đủ ăn.

3. Thứ tự mọc răng của trẻ

Bên cạnh nỗi băn khoăn trẻ mấy tháng mọc răng hay em bé mấy tháng mọc răng thì cũng có không ít bố mẹ quan tâm về thứ tự mọc răng của trẻ.

Nếu xét về trình tự mọc răng của trẻ thì đa số sẽ diễn ra như sau:

- Răng cửa thứ nhất (hàm dưới) mọc lúc 6-6,5 tháng rưỡi.

- Răng cửa thứ nhất (hàm trên) mọi lúc 7 tháng rưỡi.

- Răng cửa thứ hai hàm dưới mọc lúc 7 tháng. Răng cửa thứ hai hàm trên mọc lúc 8 tháng.

- Răng hàm thứ nhất hàm dưới và hàm trên mọc khi bé được 12 đến 16 tháng.

- Răng nanh hàm dưới và hàm trên mọc trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng.

- Răng hàm thứ hai hàm dưới và hàm trên mọc khi bé được 20 đến 30 tháng.

tre

4. Trẻ mọc răng sớm hay muộn có gây ảnh hưởng gì không?

Việc một số trẻ mọc răng sớm (4 tháng tuổi đã mọc răng) hay cũng có những trẻ mọc răng rất muộn (hơn 9 tháng hoặc được gần 1 tuổi) con mới bắt đầu “nhú” lên chiếc răng đầu tiên.

Thực tế, việc mọc răng của trẻ sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hàm lượng canxi, vitamin D, và yếu tố di truyền.

Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn ba mẹ không nên quá lo lắng. Nếu thấy trẻ lâu mọc răng ba mẹ có thể cho bé đi thăm khám với bác sĩ để con được kiểm tra xem có thiếu hụt các chất dinh dưỡng gì không để từ đó ba mẹ bổ sung đầy đủ cho con.

5. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng

Mọc răng là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu. Do đó, sự vỗ về, quan tâm chăm sóc của bạn là thứ tốt nhất để giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Vì vậy, sự chăm sóc của cha mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng:

- Thường xuyên lau nước dãi để trẻ không cảm thấy khó chịu và ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, cổ và ngực.

- Làm sạch nướu của trẻ sau khi cho bé bú hay uống sữa. Dùng gạc hay khăn mềm thấm nước sạch quấn vào ngón tay, sau đó nhẹ nhàng xoa nướu của trẻ. Điều này sẽ tạo ra một áp lực nhỏ lên nướu, giúp giảm bớt sự khó chịu.

- Cho trẻ gặm vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc bằng nhựa (loại có thể ướp lạnh).

- Thông thường sốt mọc răng sẽ không khiến bé sốt cao quá 38 độ C và chỉ kéo dài 2-3 ngày nên bạn không cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ bú nhiều hơn vì trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển đầy đủ để tiếp nhận những thức ăn đặc.

- Sữa mẹ sẽ giúp bé có đủ dinh dưỡng để chống lại các bệnh nhiễm trùng từ bên ngoài cũng như giúp bé hạ nhiệt cho cơ thể hiệu quả. Nếu bé sốt cao hơn bình thường, bạn nên đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận