Các loại thực phẩm ảnh hưởng lớn đến hàm răng của trẻ
Khi cho trẻ ăn các loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, đặc biệt là thức ăn nhanh, bánh, kẹo, nước ngọt có gas, mức độ cao của tinh bột và đường trong những thực phẩm này làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.
Thực phẩm sấy khô
Học viện Nha khoa Nhi đồng Hoa Kỳ cho rằng, các loại thực phẩm sấy khô phổ biến như bim bim, trái cây sấy khô… đều có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển răng của trẻ nhỏ. Hầu hết cá loại trái cây sấy khô đều chứa nhiều đường (khoảng 100 gram đường trong khi hoa quả tươi chỉ chứa khoảng 12-20 gram). Lượng đường này bám lại trên răng và kích thích vi khuẩn phát triển, làm mòn men răng của trẻ.
Bánh ngọt
Bánh ngọt chứa nhiều đường saccarose, glucose, fructose, maltose. Sau khi trẻ ăn, vi sinh vật trong miệng hấp thu đường tạo thành các loại axit ăn mòn men răng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn sâu răng.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn như bơ đậu phộng, sốt cà chua… đều chứa hàm lượng đường khá cao, làm ảnh hưởng đến răng của trẻ. Cha mẹ nên chú ý cân bằng giữa có món chế biến sẵn với thực phẩm tươi để đảm bảo sức khỏe của bé.
Đá lạnh
Đá lạnh có thể làm yếu, gây sứt mẻ hoặc gãy răng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong từ các vết nứt này, tăng nguy cơ sâu răng, nhạy cảm với thức ăn nóng - lạnh.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột
Các loại thực phẩm, đồ ăn vặt chứa nhiều tinh bột như khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì trắng, bánh mì kẹp thịt… có thể dễ dàng mắc vào các kẽ răng. Thành phần tinh bột của chúng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và gây hại cho răng nếu con không làm vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sau khi ăn.
Đồ uống có gas
Đồ uống có gas chứa một lượng lớn đường. Trên thực tế, uống một lượng lớn soda sẽ kích thích mảng bám tạo ra nhiều axit hơn và nó sẽ tấn công men răng của bạn.
Nếu bạn suốt ngày nhâm nhi nước ngọt có gas, hãy tưởng tượng răng của bạn được bao phủ bởi một lớp axit. Uống nước có gas cũng gây khô miệng và làm giảm tiết nước bọt.
Nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên trong miệng chống lại axit, giúp trung hòa axit và tái khoáng hóa men răng. Nếu bạn không sản xuất đủ nước bọt, nguy cơ mất men răng sẽ tăng lên. Nước bọt cũng có tác dụng rửa trôi những vụn thực phẩm để thức ăn không dính vào răng, giúp tránh được nguy cơ của bệnh nướu răng, sâu răng và nhiễm trùng miệng.
Làm gì để bảo vệ răng cho trẻ?
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ, theo các bác sĩ , ngay từ khi trẻ mới sinh cần được chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa sâu răng. Cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ ngay từ khi sơ sinh cho tới lúc bắt đầu mọc răng. Ban đầu thì dùng rơ lưỡi từ lúc chưa mọc, dần dần khi trẻ lớn sẽ tạo thói quen đánh răng từ những chiếc răng mọc đầu tiên.
Bố mẹ là người hướng dẫn và giám sát việc vệ sinh của con. Nên tâm sự với con hàng ngày về việc vệ sinh răng miệng, hoặc có thể cho tới lúc trẻ bắt đầu thay răng (từ 5-6 tuổi), bố mẹ sẽ là “chuyên gia tâm lý” để con bớt đi nỗi sợ hãi khi tiếp cận với bác sĩ trước khi thay những chiếc răng sữa đầu tiên.
Bên cạnh đó cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, từ bỏ thói quen không tốt hoặc cách chăm sóc ăn uống chưa phù hợp có thể dẫn đến sâu răng ở trẻ.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất