16:20 02/02/2023

Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc uống nước

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Nhiều phụ huynh lo lắng về việc liệu con cái của họ đã uống đủ nước mỗi ngày hay chưa. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ thông tin về tầm quan trọng của việc uống nước, uống bao nhiêu để đủ lượng nước cần thiết và sức khỏe của con bạn sẽ cải thiện như thế nào khi uống đủ nước.

Nước được coi là một thứ thuốc thần dược trong cuộc sống. Đó là món quà miễn phí của tự nhiên để giúp ta duy trì sức khỏe tốt. Cha mẹ thường lo lắng không biết khi nào nên cho bé uống nước hoặc liệu có nên cho bé sơ sinh uống nước hay không. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn.

Nước là thành phần chính trong cơ thể người. Nó chiếm 60% trọng lượng của người lớn và 75% trọng lượng cơ thể của trẻ em. Khi cơ thể mất nước qua mồ hôi và tiểu tiện, điều quan trọng là phải bổ sung lượng nước mất đi này.   

tre_nho
Uống nước quan trọng hơn đối với trẻ em bởi vì sự cân đối lượng nước so với trọng lượng cơ thể của chúng lớn hơn so với người lớn (Ảnh: Internet).

Các phụ huynh hãy giáo dục con cái về lợi ích của việc uống nước và tập cho chúng thói quen này từ sớm.

Nên cho trẻ uống nước khi nào?

  • Sau khi đánh răng vào buổi sáng, để hydrat hóa và kích hoạt các bộ phận bên trong cơ thể.

  • Trước, trong và sau các hoạt động thể chất.

  • Trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút; nếu không, dịch tiêu hóa sẽ bị loãng.

  • Thường xuyên nhấm nháp nước trong ngày trong điều kiện thời tiết nóng.

Tiến sĩ Meena Thiagarajan, Chuyên gia Tư vấn Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng Apollo cho biết: "Nhiều trẻ tránh uống nước khi bị ốm. Tuy nhiên, điều này là sai lầm, điều cần thiết nhất khi bị ốm là giữ cho trẻ uống đủ nước để hạ sốt. Có thể bổ sung lượng nước cho trẻ bằng chất lỏng có đường và muối".

Tác hại hàng đầu của việc không uống đủ nước

  • Gây khô miệng.

  • Làm cho da khô.

  • Ảnh hưởng đến hoạt động của ruột từ đó dẫn đến táo bón.

  • Dẫn đến mệt mỏi và thờ ơ.

  • Gây đau đầu.

  • Ảnh hưởng đến sự tập trung, do đó, ảnh hưởng đến hiệu suất tinh thần.

  • Gây khó chịu.

  • Làm chậm các hoạt động thể chất.

  • Gây mất nước.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào tháng 6 năm 2015, Tiến sĩ Anisha Patel, bác sĩ nhi khoa tại Đại học California, đã giải thích việc uống không đủ nước dẫn đến suy giảm nhận thức, đau đầu và buồn nôn. 

Lời khuyên hàng đầu dành cho cha mẹ 

  • Đảm bảo rằng, trẻ em mang theo đủ nước khi ra ngoài. Cha mẹ có thể đưa cho con trẻ những chai nước dễ thương khiến con muốn uống nước.

  • Hướng dẫn con nhận ra cơn khát.

  • Khi ở nhà, hãy đảm bảo rằng, nước nằm trong tầm với của chúng. 

  • Đảm bảo rằng, nước uống ở nhà an toàn và không bị ô nhiễm.

  • Đặt cảnh báo về nước uống qua điện thoại hoặc biểu đồ trên cửa phòng con để nhắc nhở chúng uống nước đều đặn.

  • Dừa nạo, nước chanh hoặc nước cam có thể là thức uống hoàn hảo để bắt đầu ngày mới của con.

Khi nào bắt đầu cho trẻ uống nước?

Lượng nước uống đầy đủ được khuyến nghị cho các nhóm tuổi khác nhau của trẻ em là:

  • 0 đến 6 tháng: 0,7 lít/ngày (được cho là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức).

  • 7 đến 12 tháng: 0,8 lít/ngày (được cho là chủ yếu từ sữa mẹ hoặc thức ăn trẻ em).

  • Trẻ 1 đến 3 tuổi: 1,3 lít/ngày.

  • Trẻ 4 đến 8 tuổi: 1,7 lít/ngày.

  • 9 đến 13 tuổi: 2,4 lít/ngày cho bé trai và 2,1 lít/ngày cho bé gái.

  • 14 đến 18 tuổi: 3,3 lít/ngày cho bé trai và 2,3 lít/ngày cho bé gái.

(Nguồn: Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

10 lợi ích sức khỏe hàng đầu của nước uống

  • Hỗ trợ hoạt động đúng cách của các cơ quan trong cơ thể.

  • Đưa các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào.

  • Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Giúp lưu thông máu.

  • Bôi trơn các khớp trong cơ thể.

  • Tạo điều kiện cho hoạt động trơn tru của hệ thống cơ bắp.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa.

  • Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

  • Duy trì cân bằng điện giải.

  • Thay thế nước bị mất khi đổ mồ hôi và đi tiểu.

Trên hết, hãy tự làm gương bằng cách uống đủ nước. Con cái của bạn sẽ học hỏi từ điều này.

Theo ParentCircle

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận