09:18 02/12/2022

Chất phụ gia trong thực phẩm trẻ em thích nguy hiểm thế nào?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lan Phạm

Theo các nghiên cứu cho thấy, phụ gia thực phẩm tiềm ẩn trong các món ăn dành cho trẻ nhỏ như bánh mì kẹp thịt, pizza đều không tốt cho sức khỏe.

Theo timesofindia (thời báo Ấn Độ), trẻ nhỏ nổi tiếng là kén ăn nhưng lại rất thích thú nếu những chiếc bánh mì kẹp thịt hoặc bánh pizza. Tuy nhiên những thực phẩm này đều chứa chất bảo quản thực phẩm, chất phụ gia, màu nhân tạo và hương liệu hoặc hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em.

Cụ thể, mới đây Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) đã tiết lộ rằng nhiều loại bánh được ưu chuộng hiện nay tại Ấn Độ chứa nồng độ chất phụ gia Kali Bromate cao có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Ngay sau khi phát hiện bánh mì nhiễm chất độc gây bệnh, các nhà khoa học tại Ấn Độ đã quyết định tiến hành thử nghiệm hàng loạt các mẫu bánh tươi, bánh trong nhà hàng ăn nhanh cũng như bánh mì đóng gói sẵn bán rộng rãi trên thị trường.

banh
 Nhiều thực phẩm chứa chất phụ gia không tốt cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Thật không ngờ, hầu hết các mẫu bánh đều chứa chất Kali Bromate dù là bánh không có thương hiệu, đến những loại bánh có thương hiệu rõ ràng như bánh pizza của Delhi … cũng chứa chất cấm gây hại sức khỏe, đặc biệt có thể gây ung thư, loạn tuyến giáp. Chính vì vậy, mới đây, tại New Delhi, Cơ quan tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) đã ban bố trên toàn quốc lệnh cấm sử dụng chất phụ gia Kali bromate hay KBrO3 trong các sản phẩm bánh mỳ. Quyết định trên được đưa ra sau khi nghiên cứu khẳng định những dấu vết của chất phụ gia bên trong các mẫu phẩm bánh tại thủ đô này. Từ sự việc này người tiêu dùng cần phải hiểu vậy những chất phụ gia là gì, chúng độc hại ra sao nếu tiềm ẩn trong thực phẩm mà trẻ em hay ăn?

Chất phụ gia độc hại thế nào?

Các nghiên cứu dịch tễ học ở động vật và con người đã chứng minh rằng các chất phụ gia, chất tạo màu, hương liệu, hóa chất, các kim loại nặng và các chất có trong thực phẩm và những chất có thể tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến hoặc đóng gói có thể gây bệnh và khuyết tật cho trẻ em.

Ảnh hưởng của các hợp chất này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em vì trẻ em tiếp xúc các hợp chất này ở mức độ cao hơn so với người lớn. Nội tiết của trẻ vẫn đang phát triển và các cơ quan quan trọng của trẻ đang trải qua những thay đổi và trưởng thành đáng kể, có thể dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe như rối loạn tăng động giảm chú ý, chậm lớn, mất cân bằng nội tiết tố, dậy thì sớm, dị ứng,…

Trẻ em bị thu hút bởi các loại thực phẩm và đồ uống có màu sắc rực rỡ từ màu thực phẩm nhân tạo tổng hợp. Hành vi của trẻ em đã bị ảnh hưởng tiêu cực trong vài thập kỷ qua. Và màu thực phẩm là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn thiếu tập trung của trẻ.

Thực phẩm có kim loại nặng nguy hiểm ra sao?

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, bột gạo ngũ cốc chứa lượng metyl thủy ngân cao gấp 3 lần so với ngũ cốc nhiều hạt và gấp 19 lần so với ngũ cốc chứa các loại ngũ cốc khác ngoài gạo. Một tháng sau, một nghiên cứu khác cho thấy ngũ cốc gạo dành cho trẻ sơ sinh có lượng asen cao gấp 6 lần. Đây là những hóa chất độc hại làm nguy cơ gây ung thư, bệnh tim và thay đổi nội tiết tố.

Bisphenol hoạt động giống như estrogen và làm rối loạn tuổi dậy thì. Nó cũng có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể và gây ra các vấn đề của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Bạn có thể tìm thấy bisphenol trong thực phẩm, lon nước ngọt, nhựa và bình sữa của trẻ sơ sinh.

Trong đồ ăn đóng gói cũng chứa lượng kim loại nặng gây nguy hiểm khi ăn nhiều. Vì vậy trong quá trình nuôi con nhỏ cha mẹ nên tránh cho bé ăn những đồ ăn đã qua chế biến này không còn quá nhiều chất dinh dưỡng như ban đầu. Ngoài ra, trong quá trình sơ chế và đóng gói sản phẩm cũng khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo một nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều thương hiệu bán nước ép táo, ép nho có chứa arsenic vô cơ và chì. Mặc dù đều được cam kết làm từ 100% trái cây tự nhiên, nhưng nước ép vẫn chứa nhiều đường và ít chất xơ. Thêm vào đo, viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ sơ sinh không nên uống nước ép trái cây, trẻ từ 1 - 3 tuổi uống không quá 120ml, trẻ từ 4 - 6 tuổi không vượt quá 120 - 180ml mỗi ngày.

Cho trẻ ăn ít socola. Với trẻ nhỏ thì bột ca cao có chứa cadmium hoặc chì. Ngoài ra, trong thành phần ca cao nguyên chất chứa nhiều kim loại nặng hơn socola đen, socola đen lại cao hơn socola sữa.

Tránh cá nhiễm thủy ngân. Với trẻ nhỏ cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại cá như cá kiếm, cá ngừ vây xanh,... do chúng có hàm lượng thủy ngân cao.

Nitrat và nitrit làm tăng nguy cơ ung thư

Nitrat và nitrit có thể can thiệp vào chức năng tuyến giáp và vận chuyển oxy trong máu. Chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nitrat và nitrit giúp tạo màu sắc và bảo quản thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, thường có trong thực phẩm chế biến sẵn.

Trẻ em rất nghiện ăn đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em ăn quá nhiều đường có thể có sức khỏe răng miệng kém, dễ cáu kỉnh và hiếu động thái quá. Hơn nữa, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì và tăng huyết áp sau này.

Peclorat trong bao bì khô cản trở chức năng tuyến giáp

Peclorat được tìm thấy trong bao bì khô. Hóa chất này có thể cản trở chức năng tuyến giáp và phá vỡ sự phát triển sớm của não bộ.

Theo VietQ

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận