Chuyên gia tâm lý Harvard nhắc nhở: 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ thiếu tự tin
Những đứa trẻ yếu đuối và tự ti thường hay dựa dẫm vào người lớn. Theo thời gian, những mặc cảm tự ti sẽ phát triển thành một vấn đề tâm lý đáng báo động.
Nhà tâm lý học tại Đại học Harvard, Sean Cooper đã dành 5 năm nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học để giúp mọi người tìm cách vượt qua nỗi mặc cảm và lo lắng.
Ông cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ nếu thấy con mình có 8 dấu hiệu tâm lý bất ổn này, điều đó chứng tỏ đứa trẻ đang được nuôi dạy có lòng tự trọng thấp. Cha mẹ nên luôn chú ý đến sức khỏe tinh thần của con cái họ, nếu không muốn sau này chúng có những tính cách xấu.
1. Nhạy cảm quá mức
Sợ những nơi ồn ào và đông đúc, cảm thấy buồn trước hành vi vô tình của người khác, quá hiếu động và không tập trung.
Khi trẻ có lòng tự trọng thấp, mọi tiếng nói tiêu cực từ thế giới bên ngoài sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn bã và không thể chấp nhận. Tất cả mọi thứ xung quanh đều khiến cho chúng cảm thấy sợ hãi, buồn phiền.
Gợi ý:
Có thể cha mẹ sẽ bảo con đừng quan tâm người khác nghĩ gì, thực ra câu này ít tác dụng. Cách đúng là hãy giúp con thiết lập phán đoán của chính mình, để con không còn quan tâm đến đánh giá của người khác.
2. Tự ti mỗi khi cha mẹ so sánh với người khác
Cha mẹ không nên lúc nào cũng dùng “con nhà người ta” để tạo áp lực cho con, khi biết mình không bằng người khác, trẻ sẽ không dám thử những điều mới.
Càng so sánh điểm mạnh của người khác với trẻ, trẻ sẽ càng tự ti.
Gợi ý:
Cha mẹ nên công nhận sự nỗ lực của trẻ, dù nó rất ít. Việc tích cực khen ngợi, động viên trẻ chăm chỉ sẽ khiến chúng ngày càng tiến bộ hơn.
3. Hành vi phục tùng
Trẻ không dám giao tiếp bằng mắt với người khác, nói giọng trầm, mọi việc trẻ làm đều mập mờ, thiếu tự tin.
Trong tâm lý học, có một câu nói gọi là "lý thuyết phân cấp xã hội". Lý thuyết này tin rằng hành vi và cảm xúc bên trong mỗi người thường phụ thuộc vào địa vị xã hội hoặc nhận thức về tình trạng của bản thân
Vì vậy, khi trẻ cảm thấy thấp kém hơn người khác, chúng sẽ bắt đầu thể hiện sự vâng lời tuyệt đối.
Gợi ý:
Khi con cái đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ bắt đầu trao quyền quyết định cho con cái, để con cái biết rằng chúng được tôn trọng và có thể trở thành người đứng đầu trong mọi việc mà cha mẹ không cần can thiệp vào. Điều chúng cần là một loại dũng cảm đối mặt với thất bại, để sau này chúng có dũng khí đối mặt với cuộc sống.
4. Theo đuổi sự hoàn hảo
Nổi cơn thịnh nộ vì điều gì đó không thành công, luôn đặt tiêu chuẩn quá cao cho bản thân.
Trẻ tự ti luôn thích đặt mục tiêu hoàn hảo cho mình, bởi trẻ quan tâm nhiều đến đánh giá, ý kiến của người khác, khi quá theo đuổi sự hoàn hảo mà không đạt được mục tiêu, trẻ sẽ rất dễ chán nản, áp lực tâm lý tăng cao.
Gợi ý:
Cha mẹ nên chuyển hướng sự chú ý của trẻ một cách hợp lý, đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, để trẻ học được lòng trắc ẩn với bản thân và hiểu rằng tận hưởng quá trình quan trọng hơn kết quả.
5. Trì hoãn
Lòng tự trọng quá thấp khiến trẻ không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng trong quá trình theo đuổi, trẻ thường cảm thấy không thể hoàn thành mục tiêu, dẫn đến hành vi trì hoãn của trẻ.
Những đứa trẻ như vậy có nội tâm rất nhạy cảm, sợ thất bại, chúng cũng biết kết quả phát triển sự việc không được như ý muốn nên cứ trì hoãn tiến độ sự việc.
Gợi ý:
Nếu trẻ luôn kỳ vọng quá nhiều, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ điều chỉnh, cha mẹ có thể đặt ra mục tiêu thiết thực cho trẻ và điều chỉnh suy nghĩ cho trẻ.
6. Lo lắng quá nhiều
Khi trẻ nhìn thấy người khác chia sẻ hạnh phúc thông qua các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, chúng sẽ cảm thấy cuộc sống của mình rất tồi tệ, thậm chí có chút nhàm chán.
Gợi ý:
Giúp trẻ xây dựng lại sự tự tin và lòng tự trọng, để trẻ chú ý quan sát cuộc sống, cảm thấy cuộc sống còn nhiều điều tươi đẹp, có thể ghi lại bằng cách chụp ảnh.
7. Thích đánh giá người khác
Những đứa trẻ có lòng tự trọng quá thấp rất thích bới móc lỗi lầm của người khác, đây là một cơ chế để chúng tự bảo vệ mình, đồng thời cũng là một cách để tự an ủi mình bằng cảm giác mình hơn người khác, và che đậy lỗi lầm của mình bằng cách chỉ trích người khác.
Gợi ý:
Cha mẹ nên dạy con sự khoan dung. Mỗi khi con bạn phê bình khuyết điểm của người khác trước mặt bạn, bạn phải hướng dẫn chúng đánh giá khách quan, dạy chúng học cách biết ơn và chấp nhận người khác với thái độ khoan dung.
8. Cố gắng che đậy khuyết điểm của mình
Không ai hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm, trẻ có lòng tự trọng thấp sẽ quá chú ý đến khuyết điểm của bản thân, thậm chí tốn nhiều thời gian, tiền bạc để bù đắp, sửa chữa. Nhưng thường thì trẻ càng che đậy khiến chúng càng lo lắng.
Gợi ý:
Để trẻ tự đánh giá và chỉ ra khuyết điểm của bản thân là một bước để trẻ tự đối mặt, cha mẹ nên nói cho con biết, khuyết điểm không bằng không có năng lực, sửa chữa khuyết điểm sẽ tự biến mất, sẽ không đồng hành cùng trẻ trong suốt cuộc đời.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, dù cha mẹ có cố gắng hết sức để nuôi dạy chúng cũng không thể hoàn toàn kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của chúng. Cách đúng đắn là hướng dẫn chúng, khẳng định năng lực của chúng và nói với chúng rằng con không thua kém.
Theo Sohu
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất