14:09 24/07/2024

Đại hội Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em nhiệm kỳ 2024-2029

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Phú Bình

Ngày 24/7, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em nhiệm kỳ 2024-2029.

Dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hội BVQTEVN), ông Hà Đình Bốn - Phó Chủ tịch Hội, cùng các luật sư thành viên của Chi hội Luật sư Vì quyền trẻ em đến từ các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang, Hưng Yên, TP Hà Nội,... 

2
Các đại biểu và khách mời tham dự Đại hội.
9
Chủ tịch Hội BVQTEVN Nguyễn Thị Thanh Hòa chúc mừng Ban Chấp hành Chi hội nhiệm kỳ 2024-2029.

Ngày 08/3/2013, Hội BVQTEVN đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-HBVQTEVN về việc Thành lập Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em Luật sư vì quyền trẻ em, trực thuộc Hội BVQTEVN (viết tắt là Chi hội Luật sư Vì quyền trẻ em).

Ngày 22/12/2022, Hội BVQTEVN đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-BVQTEVN về việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em (Chi hội Luật sư).

7
Đại hội Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em nhiệm kỳ 2024-2029

Chi hội Luật sư được thành lập có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật cho trẻ em, người chưa thành niên và gia đình họ khi có nguy cơ hoặc đã, đang bị xâm phạm quyền trẻ em và người chưa thành niên có nguy cơ hoặc đã, đang có hành vi vi phạm pháp luật.

1
Chủ tịch Hội BVQTEVN Nguyễn Thị Thanh Hòa phát biểu chỉ đạo Đại hội

Báo cáo tình hình hoạt động của Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em tại Đại hội, luật sư Lê Thị Hoàng Yến – Chi hội phó Chi hội Luật sư cho biết, trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi kiện toàn, Chi hội Luật sư đã thực hiện một số hoạt động giúp Hội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em như:

Thứ nhất, tư vấn xây dựng và thực hiện chính sách: Luật sư thành viên Chi hội Luật sư đã giúp Hội BVQTEVN tham gia xây dựng văn bản tư vấn xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ quyền trẻ em; tham gia hội thảo, góp ý xây dựng các văn bản liên quan như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật Thanh niên; Luật Người Khuyết tật (2018); Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật Giám định tư pháp; Bộ luật tố tụng hình sự;…

Cùng với Hội BVQTEVN, Luật sư thành viên Chi hội đã xử lý gần 100 đơn thư, vụ việc công dân từ nhiều nguồn gửi đến Hội BVQTEVN và tham gia tư vấn trực tiếp cho nạn nhân và người nhà nạn nhân.

6
Luật sư Lê Thị Hoàng Yến – Chi hội phó Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em trình bày báo cáo hoạt động của Chi hội

Thứ hai, góp ý xây dựng chính sách pháp luật về trẻ em: Luật sư thành viên Chi hội Luật sư tham mưu cho Lãnh đạo Hội tham gia khoảng 300 lượt trả lời, phát biểu chính kiến về các vụ việc vi phạm quyền trẻ em như bạo hành, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bỏ rơi, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, lao động trẻ em, những kỹ năng cha mẹ cần biết để bảo vệ và hỗ trợ cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.

Thứ ba, Luật sư của Chi hội đã tham gia xây dựng tài liệu tập huấn cho cán bộ Hội các cấp và các cơ quan có liên quan như: Tố tụng thân thiện cho trẻ em; phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em trong gia đình, bạo lực trẻ em học đường, tranh chấp quyền nuôi con…  Bên cạnh đó, Chi hội Luật sư đã tổ chức, tham gia 05 lớp tập huấn về các nội dung có liên quan đến quyền trẻ em; Tham gia đối thoại bàn tròn với Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp quốc về phòng, chống bạo lực trẻ em và đại diện một số tổ chức xã hội Việt Nam tại Ngôi nhà xanh Một Liên Hợp Quốc; Các Luật sư thành viên tích cực tham gia các buổi tập huấn, nâng cao năng lực cho các Luật sư để cập nhật quy định pháp luật có liên quan đến trẻ em và kỹ năng tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em…

Thứ tư, tham gia đoàn giám sát hoặc góp ý việc giám sát thực hiện quyền trẻ em để góp ý, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để thúc đẩy, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về trẻ em, kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em, tổ chức thực hiện tốt các quyền trẻ em.

Chi hội Luật sư đã tham gia khảo sát việc thực thi Luật trẻ em tại một số huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Sơn Tây, Ba Vi…; Khảo sát thực trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Khảo sát nhu cầu, nội dung cần được tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho trẻ em khối trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên.

hdb
Phó Chủ tịch Hội BVQTEVN Hà Đình Bốn thay mặt Đoàn Chủ tịch phát biểu. Ảnh: Thu Trang

Thứ năm, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được quan tâm thông qua nhiều hình thức. Đặc biệt từ năm 2022 đến nay, Chi hội Luật sư đã tổ chức và tham gia 10 buổi cho 7.040 học sinh tại một số trường trên địa bàn Hà Nội, giúp các em hiểu rõ hơn về pháp luật về trẻ em; về quyền và nghĩa vụ của trẻ em và đặc biệt là các buổi tuyên truyền giúp trẻ em phòng chống xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em phù hợp với tình hình hiện nay.

Cùng với các cơ quan báo chí tuyên truyền, hướng dẫn trẻ em/ người thân cũng như phát biểu chính kiến của Hội/ Luật sư trong một số vụ việc nóng mà dư luận xã hội quan tâm như: “Vụ bé gái bị ghim 9 chiếc đinh trên đầu”; “Hướng dẫn trẻ em làm việc nhà thế nào cho đúng; “Đừng để mâu thuẫn của người lớn tước đoạt mạng sống trẻ em”; “Nguy cơ bạo lực trẻ em vẫn luôn hiện hữu, bảo vệ các em thế nào”;…

Thứ sáu, hoạt động Trợ giúp pháp lý các vụ án hình sự có liên quan đến trẻ em: Thời gian qua, các Luật sư trong Chi hội đã giúp Hội BVQTEVN hỗ trợ gần 130 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó có 37 trường hợp được các Luật sư hỗ trợ pháp lý hoặc tư vấn cho gia đình trẻ em bị xâm hại.

Từ năm 2022, sau khi kiện toàn Chi hội Luật sư, Luật sư thuộc Chi hội đã hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong một số vụ án hình sự như: Bảo vệ quyền lợi cho trẻ em trong vụ bố dùng gậy gỗ đánh gây thương tích dẫn đến chết con ruột xảy ra ở Hà Nội; Vụ “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Vụ “Lừa đảo qua mạng xã hội”, Luật sư đã giúp trẻ em nhận lại tiền số tiền tưởng như đã bị mất;Vụ cướp giật tài sản, Luật sư đã hỗ trợ pháp lý cho trẻ em là bị can trong vụ cướp giật tài sản do Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) xét xử, bị can được giảm 6 tháng so với đề nghị của Viện kiểm sát.

Thứ bảy, hoạt động hỗ trợ, tư vấn vụ việc: Năm 2023 Chi hội Luật sư đã tư vấn dưới nhiều hình thức như tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tiếp, hỗ trợ làm đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền 6 vụ, trong đó có 02 vụ tranh chấp nuôi con sau ly hôn, có 3 vụ Hội đã có văn bản chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, có 01 vụ chuyển Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111).

VinhVinh
Luật sư Vũ Quang Vinh – nguyên Cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát (Bộ Công an) trình bày báo cáo thẩm tra tư cách Đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: Thu Trang
hoahoa
Luật sư Trần Thị Bích Hòa – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSND tối cao, Ủy viên Ban Chấp hành Hội BVQTEVN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Thu Trang
haohao
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Ủy viên Ban Chấp hành Hội BVQTEVN. Ảnh: Thu Trang

Sau khi nghe báo cáo Đại hội, các đại biểu đã thảo luận tập trung vào nhiệm vụ, phương hướng trong nhiệm kỳ 2024 – 2029.

55
33
44
Các đại biểu thảo luận tập trung vào nhiệm vụ, phương hướng trong nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Chi hội Luật sư Vì quyền trẻ em trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị thời gian tới, Chi hội Luật sư tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ  của Hội BVQTEVN, để đóng góp vào công tác bảo vệ quyền trẻ em một cách thiết thực, hiệu quả; Các luật sư thành viên Chi hội Luật sự cung cấp dịch vụ pháp lý cho một ‘khách hàng’ rất đặc biệt là trẻ em, vì vậy, đòi hỏi luật sư phải có nhận thức đầy đủ, tâm huyết, tình yêu thương,… đối với trẻ em để trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền trẻ em; Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ riêng cho trẻ em, mà phải mở rộng đối tượng, trước hết là các bậc cha mẹ. Lập đường dây nóng của Chi hội để kịp thời hỗ trợ, tư vấn cho các trường hợp cần hỗ trợ; Kết nạp thêm hội viên để phát triển tổ chức Chi hội vững mạnh; Nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội.

10
Ban Chấp hành Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em, nhiệm kỳ 2024 - 2029 ra mắt Đại hội

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 5 người:

1. Luật sư Trần Thị Bích Hòa – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSND tối cao - Ủy viên BCH Hội BVQTEVN được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Luật sư.

2. Luật sư Vũ Quang Vinh – nguyên Cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát (Bộ Công an) làm Chi hội phó Thường trực Chi hội Luật sư.

3. Luật sư Lê Thị Hoàng Yến – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Con nuôi Bộ Tư pháp, Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp – Chủ tịch Công đoàn Hội BVQTEVN.

4. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Ủy viên BCH Hội BVQTEVN, Công ty Luật Đức An làm Chi hội phó Chi hội Luật sư.

5. Luật sư Nguyễn Ngọc Lan – Công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và cộng sự làm Ủy viên.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em, nhiệm kỳ 2024-2029, với 10 nhiệm vụ trọng tâm:

  • Củng cố, phát triển Chi hội Luật sư Vì quyền trẻ em;
  • Tổ chức tập huấn/ Hội thảo nâng cao trình độ cho Luật sư bảo vệ quyền trẻ em;
  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú;
  • Tích cực tham gia tư vấn, hỗ trợ bảo vệ quyền trẻ em;
  • Tăng cường sự phối hợp giữa các Luật sư trong Chi hội Luật sư;
  • Tăng cường sự phối hợp giữa Chi hội Luật sư với các đơn vị trực thuộc Hội, các Công ty Luật, các Văn phòng Luật sư, các tổ chức trợ giúp pháp lý trong cả nước để bảo vệ tốt nhất quyền của trẻ em;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là trẻ em hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình… và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em;
  •  Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em;
  • Thực hiện tư vấn pháp luật và tham gia các hoạt động dịch vụ pháp lý khác liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận