17:03 27/10/2022

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An/ Theo raisingchildren

Trong những năm đầu đời, trẻ em phát triển nhiều kỹ năng ngôn ngữ nói để giúp chúng học, đọc khi đến trường. Và chúng tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ trong suốt thời thơ ấu và các giai đoạn tiếp theo.

Phát triển ngôn ngữ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Nó hỗ trợ khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng của trẻ để:

- Cảm nhận và bày tỏ cảm xúc

- Suy nghĩ và học hỏi

- Giải quyết vấn đề

- Phát triển và duy trì các mối quan hệ

tre

Cách khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ sớm ở trẻ em

Cách tốt nhất để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là nói nhiều với nhau về những điều mà trẻ quan tâm. Tất cả làm theo sự dẫn dắt của trẻ, khi chúng cho cha mẹ thấy, trẻ quan tâm đến điều gì đó như bằng cách vẫy tay, bập bẹ hoặc sử dụng từ ngữ.

Nói chuyện với con của bạn

Ngay từ khi trẻ sinh ra, bạn hãy nói chuyện với trẻ và xem trẻ như một người bạn để nói chuyện. Điều quan trọng là sử dụng nhiều từ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với con mình về một quả bóng màu cam và về việc cắt một quả cam để ăn trưa. Điều này giúp trẻ học được cách phát âm và nghĩa của từ. Khi cha mẹ nói xong, hãy tạm dừng và cho trẻ lần lượt trả lời.

Khi trẻ bắt đầu ê a, vẫy tay và chỉ tay, cha mẹ hãy đáp lại những nỗ lực giao tiếp của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ kêu ba ba, cha mẹ có thể thủ thỉ lại với trẻ. Hoặc nếu trẻ chỉ vào một món đồ chơi, hãy trả lời như thể trẻ đang nói, “Con có thể lấy cái đó không?” Ví dụ, cha mẹ có thể nói “Con có muốn hình khối này không?”.

Khi con bạn bắt đầu sử dụng các từ, bạn có thể lặp lại và xây dựng dựa trên những gì con bạn nói. Ví dụ, nếu con bạn nói, 'Quả táo', bạn có thể nói, 'Con muốn một quả táo đỏ?'

Và khi con bạn bắt đầu đặt câu cũng vậy. Bạn có thể trả lời và khuyến khích trẻ mở rộng câu. Ví dụ, con bạn có thể nói 'Con đi mua sắm'. Bạn có thể trả lời, 'Và con đã làm gì ở cửa hàng?'

Khi bạn chú ý và trả lời con mình theo những cách này, điều đó sẽ khuyến khích con tiếp tục giao tiếp và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Đọc sách cùng trẻ

Đọc và chia sẻ nhiều chủ đề, cho phép trẻ nghe những từ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Liên kết những kiến thức trong sách với những điều đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ là một cách tốt để giúp trẻ giao tiếp . Ví dụ, cha mẹ có thể nói: “Hôm nay chúng ta đã đến sân chơi, giống như cậu bé trong cuốn sách này. Con thích làm gì ở sân chơi?” Cha mẹ cũng có thể khuyến khích trò chuyện bằng cách trò chuyện về những bức tranh thú vị trong sách mà cha mẹ đọc với trẻ.

Khi đọc to cùng trẻ, cha mẹ có thể chỉ vào các từ khi giao tiếp. Điều này cho trẻ thấy mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, đồng thời giúp trẻ hiểu rằng các từ là những phần riêng biệt của ngôn ngữ. Đây là những khái niệm quan trọng để phát triển khả năng đọc viết.

tre-2

Phát triển ngôn ngữ trong 8 năm đầu tiên

 Sau đây là một số điều quan trọng mà trẻ có thể đạt được trong quá trình phát triển ngôn ngữ từ ba tháng đến 8 tuổi.

Trẻ từ 3 tháng đến 12 tháng

Khi được 3 tháng, trẻ có thể giao tiếp bằng các cử chỉ như vẫy tay và chỉ tay. Vào khoảng tháng thứ 4-6 có thể sẽ bắt đầu bập bẹ. Trước tiên, trẻ sẽ phát ra những âm có một âm tiết như “ba” trước khi lặp lại chúng “ba ba ba”. Những từ đầu tiên có thể thường bắt đầu vào khoảng 12 tháng hoặc sau đó.

Nếu trẻ không nói bập bẹ và không sử dụng cử chỉ ngôn ngữ cơ thể sau 12 tháng, hãy trao đổi điều này với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm lý.

Trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng

Ở độ tuổi này, trẻ thường nói những từ đầu tiên có ý nghĩa. Ví dụ, trẻ nói “ba ba” khi gặp ba, trẻ thực sự đang gọi ba. Trong vài tháng tới, vốn từ vựng của trẻ sẽ phát triển. Trẻ có thể hiểu nhiều hơn những gì trẻ có thể diễn đạt. Trẻ cũng có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản như “Ngồi xuống”, “Đứng lên”, “Đi chơi”,…

Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi

Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu ghép hai từ lại với nhau thành những “câu ngắn”. Trẻ sẽ hiểu nhiều điều cha mẹ nói với chúng và ngược lại cha mẹ có thể hiểu hầu hết những gì trẻ nói với họ. Những người không quen biết cũng sẽ hiểu những gì trẻ nói.

Nếu trẻ không nói được một số từ vào khoảng 18 tháng, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm lý.

Trẻ từ 2 tuổi đến 3 tuổi

Trẻ có thể diễn đạt câu gồm 3-4 từ và ngày càng giỏi hơn trong việc diễn đạt đúng từ, đúng tình huống. Trẻ có thể vừa chơi và vừa diễn đạt cách chơi, ý tưởng hoạt động chơi cùng với nhau.

Trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi

Cha mẹ có thể mong đợi những cuộc trò chuyện dài hơn, phức tạp hơn về suy nghĩ và cảm xúc của trẻ. Trẻ cũng có thể đặt câu hỏi về con người, sự vật và những địa điểm không có ở trước mắt trẻ. Ví dụ, ‘Mẹ ơi! Ở nhà bà ngoại cũng mưa phải không ạ?’

Trẻ có thể diễn đạt về nhiều chủ đề và vốn từ vựng của chúng sẽ tiếp tục tăng lên. Trẻ thể hiện sự hiểu biết về ngữ pháp cơ bản và bắt đầu sử dụng các câu với các từ như “bởi vì”, “nếu”, “vậy” hoặc “khi nào”. Và cha mẹ có thể mong đợi một số câu chuyện thú vị của trẻ.

Trẻ từ 5 tuổi đến 8 tuổi

Trong những năm đầu đi học, trẻ sẽ học nhiều từ hơn và bắt đầu hiểu cách sử dụng và diễn đạt trong hoạt động đọc và viết. Bên cạnh đó trẻ cũng sẽ trở thành một người kể chuyện giỏi hơn, khi chúng học cách ghép các từ lại với nhau theo những cách khác nhau và xây dựng các kiểu câu khác nhau. Những kỹ năng này cũng giúp trẻ chia sẻ ý kiến ​​và quan điểm cá nhân. Đến 8 tuổi, trẻ sẽ có thể trò chuyện như người lớn.

Khi nào cần trợ giúp để phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ là người hiểu rõ trẻ nhất. Nếu cha mẹ có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, hãy đặt câu hỏi với bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia tâm lý. Để các chuyên gia đánh giá và đưa ra các chiến lược hỗ trợ cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận