Sự phát triển của các công nghệ hiện đại khiến môi trường mạng ngày càng trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ trực tiếp, gián tiếp cho những người tham gia, đặc biệt là trẻ em.
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, có hơn 48% thanh thiếu niên đã từng bị bắt nạt trên môi trường mạng và hơn 13% trẻ em buộc phải tiếp xúc không mong muốn với các hình ảnh, thông tin có tính khiêu dâm.
Con số hơn 400 báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ em trên môi trường mạng chỉ là phần nổi bởi trẻ bị bạo lực và xâm hại tình dục qua mạng thường không kể với ai chuyện đã xảy ra, các bé hầu như không trao đổi với công an hay liên hệ đường dây nóng.
UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch số 308/KH-UBND về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố.
Ngày 2/12, tại TP Đà Nẵng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tập huấn Bảo bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, giai đoạn 2021-2025.
Tại các nền tảng mạng xã hội mà giới trẻ hay dùng như TikTok, Facebook, Zalo, việc quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gần như tự do và ít bị kiểm soát. Điều đó báo động thực trạng trẻ em có thể tiếp cận, mua các sản phẩm gây hại này.
Nhiều trẻ em tham gia internet 5 – 7 giờ/ngày nhưng chỉ 36% trẻ được dạy an toàn trên môi trường mạng. Để trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng cần sự đồng hành của phụ huynh, giáo viên, doanh nghiệp công nghệ.
Tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên, vị thành niên có xu hướng gia tăng, do vậy, cần điều chỉnh chế tài, hạ độ tuổi trẻ em, hay siết chặt quản lý thế nào?