10:52 03/08/2022

Thúc đẩy các quyền cho trẻ em – Ưu tiên hàng đầu của ASEAN

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Việt Nam với tư cách là thành viên ASEAN và cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của ACWC, luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm, nhằm xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác về lao động, phúc lợi xã hội và phụ nữ, trẻ em.

Nhiều sáng kiến chúng tay thúc đẩy quyền trẻ em

Nhiều sáng kiến chung nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em đã được ASEAN thực hiện, trong đó với việc thành lập Ủy ban thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN (ACWC) vào ngày 7/4/2010 tại Hà Nội (Việt Nam), nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16.

ACWC với mục tiêu thúc đẩy, bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền của phụ nữ, trẻ em trong ASEAN để họ được sống hòa bình, bình đẳng, công bằng, thịnh vượng.

phunutreemasean-1655211494380
Việt Nam tham dự hội thảo “Thúc đẩy quan hệ đối tác hướng tới một tương lai gắn kết và chủ động thích ứng”.

Trong lĩnh vực hợp tác, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, Việt Nam là một trong những nước có nhiều hoạt động, sự kiện nổi bật, qua đó khẳng định tính chủ động, tích cực của một thành viên trong ASEAN.

Việt Nam chủ động triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác theo nghĩa vụ thành viên của mình, đồng thời thúc đẩy việc lồng ghép những ưu tiên của quốc gia vào các hoạt động của khu vực như lồng ghép giới trong các lĩnh vực, đặc biệt trong vấn đề lao động và việc làm; vấn đề phụ nữ cao tuổi; an sinh xã hội đối với phụ nữ, lao động nữ di cư, phụ nữ tham gia hoạt động chính trị.

Ngày 17/11/2020, Lễ ra mắt Báo cáo khu vực về “Thúc đẩy hòa nhập bền vững của Cộng đồng ASEAN thông qua việc đảm bảo địa vị pháp lý của phụ nữ và trẻ em ASEAN” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban thư ký ASEAN và Cao ủy Liên hợp quốc tế Người tị nạn (UNHCR) tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tháng 6/2022, Việt Nam có một số hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch công tác của ACWC như tổ chức hội thảo tham vấn ACWC với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ đối tác hướng tới một tương lai gắn kết và chủ động thích ứng” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN tổ chức.

Tại Hội thảo, ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN khẳng định vai trò quan trọng của các đối tác trong những nỗ lực hiện thực hóa các cam kết về quyền con người của ACWC thông qua việc hỗ trợ các sáng kiến của khu vực, thúc đẩy các chương trình nghị sự và vận động chính sách nhằm nâng cao chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN.

Một hoạt động khác là hội thảo khu vực về thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong ASEAN do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức ngày 19/4/2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990.

Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em đã được đặt ra ngay tại Hiến pháp năm 1946, khẳng định phụ nữ Việt Nam bình đẳng với đàn ông.

Điều này tiếp tục được khẳng định qua các bản Hiến pháp sau này, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mang tính đột phá nhằm đảm bảo bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quyền trẻ em ở Việt Nam đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992, năm 2013. Quyền trẻ em cũng được quy định trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Trẻ em năm 2016.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận