14:28 10/10/2022

Trẻ ngủ bao lâu mỗi ngày là đủ?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An (t/h)

Giấc ngủ là một nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Hiểu nhu cầu về giấc ngủ của trẻ em là bước đầu tiên để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Tầm quan trọng của giấc ngủ 

Giấc ngủ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trí não trẻ. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nghiên cứu cho thấy giấc ngủ có liên quan đến sự tỉnh táo và chú ý của trẻ, hiệu suất nhận thức, tâm trạng, khả năng phục hồi, khả năng thu nhận từ vựng, học tập và trí nhớ.

Ngủ đủ giấc giúp trẻ gia tăng khả năng tập trung, tỉnh táo và thông minh.

Theo các chuyên gia y tế, việc thiếu ngủ liên quan chặt chẽ đến bệnh lý béo phì, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn hành vi khiến trẻ dễ trở nên cáu gắt, bốc đồng và tăng động. 

ngu-16652005572311929959171

Trẻ em cần ngủ bao lâu trong ngày?

Trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, trẻ đang lớn và phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng nên việc đảm bảo ngủ đủ giấc là điều quan trọng. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất, nhận thức của trẻ, tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không chắc con mình cần ngủ bao nhiêu ở độ tuổi này.

Dưới đây là hướng dẫn chung về số giờ ngủ trung bình mà một đứa trẻ cần trong khoảng 24 giờ.

Tuổi tác Ngủ ban đêm Ngủ ban ngày Tổng thời gian ngủ trung bình
2 năm 10 đến 12 giờ 1 đến 3 giờ (1 giấc ngủ ngắn) 11 đến 14 giờ
3 năm 10 đến 12 giờ 1 đến 3 giờ (1 giấc ngủ ngắn) 10 đến 13 giờ
4 năm 10 đến 13 giờ 0 đến 2,5 giờ (1 giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ trưa) 10 đến 13 giờ
5 năm 10 đến 13 giờ 0 đến 2,5 giờ (1 giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ trưa) 10 đến 13 giờ
6 năm 9 đến 12 giờ 0 9 đến 12 giờ
7 năm 9 đến 12 giờ 0 9 đến 12 giờ
8 năm 9 đến 12 giờ 0 9 đến 12 giờ
* Lưu ý: Trẻ ngủ trưa lâu hơn có xu hướng ngủ ít giờ hơn vào ban đêm và ngược lại.

Dấu hiệu trẻ ngủ thiếu giấc

Trẻ ngủ không đủ giấc thường sẽ biểu hiện một hoặc nhiều hành vi sau:

Cảm thấy mệt mỏi hoặc thờ ơ trong ngày

Ngủ gật vào buổi chiều / đầu buổi tối

Khó khăn khi đi ngủ

Sáng sớm khó thức dậy

Dễ bị kích thích hoặc khó chịu

Khó khăn khi điều tiết cảm xúc

Khó tập trung

Thiếu động lực hoặc hứng thú với các hoạt động thường ngày của họ

Thiếu quan tâm đến thức ăn

Tăng động hoặc hành vi bốc đồng

Bệnh thường xuyên hơn

Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, tiếp thu hoặc hạnh kiểm trong lớp giảm sút

tre

Làm thế nào để trẻ ngủ ngon?

Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ

Tạo thói quen đi ngủ đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi tối sẽ tạo nên giấc ngủ ngon và sâu.

Thói quen kể chuyện trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ nhỏ cảm thấy an yên cho giấc ngủ tốt. Đối với trẻ lớn hơn, thói quen có thể thay đổi như trò chuyện nhẹ nhàng với bố mẹ về kế hoạch của ngày hôm sau. Cha mẹ cần dành thời gian chút ít cho con trẻ để tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.

Thư giãn trước khi đi ngủ

Khuyến khích con bạn thư giãn trước khi đi ngủ. Trẻ lớn hơn có thể thích thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tập thở để thư giãn.

Nếu con bạn mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ và bạn không có nhiều thời gian thì lại càng phải giúp con thư giãn trước khi vào giấc ngủ. Một khi con đã tạo được thói quen, bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian cho con nữa. Bản năng con trẻ sẽ tự thiết lập sau một khoảng thời gian thư giãn đều đặn. 

tre0ngu

Mặc quần áo thoải mái, nhiệt độ phòng thoáng mát

Whitney Roban, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên cho con bạn mặc đồ ngủ bằng vải cotton thoáng khí, rộng rãi, không được bó sát và giữ nhiệt độ phòng ngủ thoáng mát.

Không ăn quá no vào buổi tối

Đảm bảo rằng con bạn có một bữa ăn tối vừa đủ vào một thời điểm hợp lý. Cảm giác đói hoặc quá no quá trước khi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo hoặc khó chịu. Điều này có thể khiến con bạn khó ngủ hơn. 

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận