15:20 11/11/2022

3 sai lầm phổ biến khi pha sữa bột làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An

Pha sữa bột tuy là công việc đơn giản, nhưng nếu chẳng may làm sai sẽ khiến dinh dưỡng và sức khỏe của bé bị trì trệ.

Con gái nhà Đông Đông là một đứa trẻ sinh non, vì sinh non nên trông bé nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, ngoài ra sữa của Đông Đông không đủ nên chỉ có thể pha thêm sữa bột cho con ăn bổ sung.

2c7da1bdedce44b689e702c89a47d6cb

Lúc đầu, Đông Đông phụ trách pha sữa bột, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên có lúc pha sữa quá nóng, lúc thì nổi bọt. Vừa thương con, vừa sợ vợ vất vả quá, thế là chồng cô chủ động nhận nhiệm vụ pha sữa bột cho con.

Và chồng của Đông Đông đã làm rất tốt công việc pha sữa bột. Anh có thể kiểm soát nhiệt độ mọi lúc mọi nơi nhưng không được bao lâu thì vấn đề xuất hiện, không hiểu sao bé rất không chịu uống sữa bột, quấy khóc và nôn trớ sau khi uống sữa bột.

Lúc đầu Đông Đông nghĩ, con mình không thích uống sữa bột này nên đổi sang nhãn hiệu khác. Nhưng không ngờ tình trạng của bé ngày càng nặng, bé hay nôn trớ, bụng cứng, quấy khóc cả ngày.

Thấy tình trạng như vậy, vợ chồng anh chị vội vàng đưa con đến bệnh viện, sau khi khám thì phát hiện con bị đầy bụng, tiêu hóa kém. Hóa ra là do chồng của Đông Đông sợ con không no nên mỗi lần pha sữa bột lại cho thêm hai thìa nữa. Nhưng sữa bột quá đặc lại không có lợi cho tiêu hóa của bé. Bé rất hay bị đầy hơi nhưng cũng may là được đưa đi bác sĩ kịp thời.

Pha sữa bột tuy là công việc đơn giản, nhưng nếu chẳng may làm sai sẽ khiến dinh dưỡng và sức khỏe của bé bị trì trệ. Vì vậy, khi pha sữa bột cho trẻ, nhất là các ông bố bà mẹ mới tập làm quen cần đặc biệt lưu ý.

1. Nhiệt độ nước bị sai

Khi pha sữa bột cho trẻ, chú ý đến nhiệt độ nước là quan trọng nhất. Chúng ta đều biết rằng nhiệt độ nước cao có thể phá hủy dinh dưỡng của sữa bột, và nó cũng có thể làm trẻ bị bỏng. Nếu nhiệt độ nước quá thấp cũng sẽ làm sữa bột bị mất dinh dưỡng.

Vì vậy, nhiều ông bố bà mẹ sẽ chọn nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, trong quá trình pha sữa, nhiều mẹ lại cho nước nóng vào pha, sau khi đổ bột xong mới tiếp tục thêm nước nguội. Làm như vậy, dinh dưỡng của sữa bột cũng sẽ bị mất đi.

Vì vậy, cách tốt nhất là lắc nhẹ nước, sau đó mới cho sữa bột vào.

f99358229b114a9188c604547c6bf04f

2. Tỷ lệ pha không đúng

Chuyên gia về nuôi dạy con cái Cui Yutao cho biết trong một chương trình: “Khi chúng ta tiếp xúc với sữa công thức mới, chúng ta phải biết tỷ lệ nước và bột”.

Nhiều bậc cha mẹ mới làm quen có xu hướng bỏ qua những chi tiết này khi chuẩn bị sữa bột cho con mình. Trên thực tế, tỷ lệ pha là một vấn đề lớn, và trên mỗi hộp sữa bột đều có hướng dẫn cách pha. Nếu không theo đúng tỷ lệ trên nhãn, nồng độ sữa bột khi pha xong ra sẽ không đều.

Nếu sữa bột quá đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và thận của trẻ, dễ dẫn đến táo bón, tức bụng. Sữa bột loãng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

f42d08ae4f1d41c191f35631c44d9f19

3. Thứ tự pha sữa bột bị sai

Cho sữa bột vào trước hay cho nước vào trước? Nhiều người lần đầu làm cha mẹ sẽ gặp tình huống bỡ ngỡ này. Một số người không cẩn thận sẽ làm không theo quy trình, dù là nước hay bột trước, miễn là sạch sẽ. Nhưng trên thực tế, khi pha sữa bột, thứ tự pha nước và sữa bột rất quan trọng.

Nếu đảo ngược thứ tự pha sẽ khiến sữa bột không pha được, vì vậy các bậc cha mẹ mới bắt buộc phải nhớ thứ tự khi pha sữa bột cho con.

0ae07ae444034937b55765f05b247849

Trình tự pha sữa bột đúng:

- Cho nước vào trước rồi đến sữa bột

Để pha sữa bột cho bé, bạn cho nước vào trước rồi mới cho sữa bột vào. Nếu trẻ uống 90 ml sữa thì pha nước ấm đúng vạch 90 trong bình, sau đó cho sữa bột vào theo tỷ lệ hướng dẫn trên nhãn hộp.

- Lắc nhẹ

Khi sữa bột lắng xuống và tan trong nước, lắp núm ti giả vào, đậy nắp và lắc nhẹ cho sữa bột tan đều. Không lắc mạnh lên xuống mà lắc nhẹ theo một hướng. Nếu bạn lắc lên xuống mạnh sẽ tạo ra nhiều bọt trong bình sữa, trẻ dễ bị đầy hơi và ọc sữa khi uống sữa bột như vậy.

- Thử lại nhiệt độ sữa

Mặc dù chúng ta dùng nước ấm để pha sữa bột nhưng để an toàn, chúng ta vẫn nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để thử nhiệt độ của sữa. Nếu còn hơi nóng thì nên để vài phút, hoặc làm nguội bình sữa bằng nước lạnh cho đến khi cảm thấy nhiệt độ sữa vừa ý rồi mới cho trẻ uống.

Ghi nhớ: Không dùng miệng để thử nhiệt độ, uống trực tiếp dễ gây nhiễm khuẩn và lây bệnh.

Theo Sohu

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận